Và cơ hội cho người viết Có cung ắt có cầu. Thị trường có nhu cầu lớn về sách văn học cho thiếu nhi, điều này tạo cơ hội cho người viết. Thời gian qua, có thể nhận thấy, bên những nhà văn đã thành danh, xuất hiện một lực lượng đông đảo các tác giả trẻ quan tâm đến lĩnh vực này. Có thể kể đến những tác giả tiêu biểu như: Meggie Phạm, Phương Trinh, Hồ Huy Sơn, Nhã Thuyên, Nguyễn Xuân Thủy, Chu Thanh Hương, … Đặc biệt có một thế hệ các tác giả nhỏ tuổi đang bắt đầu hình thành: Đặng Chân Nhân, Ngô Gia Thiên An, Vũ Hương Nam, Đan Thi, Mai Clara, Nguyễn Bình…Lực lượng đông đảo, nhưng làm thế nào để sách thiếu nhi “made in Việt Nam” chiếm lĩnh được thị trường? Đây là câu hỏi buộc chúng ta cùng phải suy nghĩ. Tại sao thị trường sách văn học cho thiếu nhi hiện nay vẫn “sính ngoại hơn sính nội”?First of all can see the array of children's literature books are enriched, more diverse by the early books world literature. The top of the list or has been timely book units bought the rights to publish in Vietnam. Most recently the series "Geriatric Gumdrops" has been translated into over 20 languages, published in many countries. The book immediately made in Vietnam. This is a good thing. Because at the point of the article, we also have the opportunity to access, learn the literary world there are echoes. In the perspective of the public, readers are reading the good book. Also why many authors Vietnam remains the market welcomed, except for special cases is the writer Nguyen Nhat Anh-list has been released "fever"?Take advantage of this fertile land to produce these products ensure both quantity and quality, attractive enough consumers are a challenge not only for publishing market in Ho Chi Minh City but also the country. 2. The need for a children's book so big, but the market has yet to meet all theThiếu hụt những tác phẩm thuần ViệtSách cho thiếu nhi hiện nay khá phong phú với đủ thể loại, hình thức và dành cho nhiều lứa tuổi, nhưng có một điều đáng lưu tâm là trong số ấy, sách dịch, truyện tranh nước ngoài lại nhiều hơn so với các loại sách, truyện Việt Nam.Dù sức mua có tăng song có thể nói đến thời điểm hiện tại, sách truyện nội vẫn chưa chiếm thị phần lớn trên thị trườngTheo thống kê của Nhà xuất bản Kim Đồng - đơn vị đứng đầu trong việc cung cấp các loại sách dành cho thiếu niên nhi đồng thì sách văn học thiếu nhi của các tác giả trong nước chiếm khoảng 20% số lượng sách thiếu nhi xuất bản mỗi năm. Con số này cũng tương tự với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam. Điều này cho thấy sự ít ỏi và khan hiếm đầu sách cho thiếu nhi từ các tác giả trong nước như thế nào.Phần lớn những bộ truyện quen thuộc với thiếu nhi Việt Nam là của nước ngoàiPGS.TS Vân Thanh (Viện Văn học) cho rằng từ chiến tranh sang hòa bình, từ đổi mới đến hội nhập, dường như thiếu nhi không có hoặc có rất ít sách mới để đọc, thay vào khoảng trống đó là sự tràn lấn của sách dịch và sự thống trị của truyện tranh trong đời sống văn học thiếu nhi nước ta.Ðồng tình với ý kiến này, TS Nguyễn Thị Mai Liên, sau khi khảo sát truyện tranh manga Nhật Bản ở Việt Nam trên bốn phương diện: dịch thuật, nghiên cứu phê bình, giảng dạy và sáng tác đã chỉ ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn ở thể loại sách được thiếu nhi rất yêu thích này. Truyện tranh vốn được trẻ em rất yêu thích, lại đang tràn vào Việt Nam một cách ồ ạt, khó quản lý nên rất cần thiết phải phân loại rõ ràng truyện tranh ở các cấp độ khác nhau để hướng tới từng đối tượng độc giả phù hợp: truyện tranh hoàn toàn trong sáng, có giá trị giáo dục nổi bật cao (truyện Ehon); truyện tranh xét về tổng thể, có giá trị giáo dục lớn nhưng có những chi tiết cụ thể phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam như trong truyện Doraemon có chi tiết Nobita nhiều lần rình xem bạn tắm, học sinh tiểu học đánh nhau, nói dối...; truyện tranh bạo lực, khiêu dâm mà tiêu biểu nhất là hai bộ Bảy viên ngọc rồng và Thám tử lừng danh Conan...Ðể trả lời câu hỏi vì sao những bộ phim hoạt hình, những bộ truyện cho trẻ em ở nước ngoài mang về doanh thu hàng tỉ USD mỗi năm cho nước họ mà nước mình lại không làm được, nhà thơ Dương Thuấn cho rằng trước tiên mỗi tác giả khi cầm bút nên có ý thức “viết cho thiếu nhi cũng phải hướng đến những gì của con người và là nghệ thuật đích thực. Ngoài nhà xuất bản Kim Đồng, các nhà xuất bản khác như NXB Trẻ, NXB Thanh Niên… cũng trưng bày những tác phẩm văn học cho thiếu nhi, nhưng văn học dịch vẫn chiếm phần đa số. Nhiều người cho rằng, sự sa sút, thưa vắng của văn học viết trong nước cho thiếu nhi là do trẻ chỉ thích đọc truyện tranh. Truyện tranh hiện đại đã đạt đến mức gần như một tác phẩm điện ảnh được thể hiện trên giấy, ở đó người đọc sẽ phát huy ít nhất khả năng đọc và vận dụng tối đa khả năng nhìn. Một số nước như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc đã có sự chuyên nghiệp hóa rất cao trong việc sáng tác truyện tranh.Nói thiếu nhi thờ ơ với văn học trong nước cũng không đúng. Thực sự có những nhà văn viết cho thiếu nhi như Nguyễn Nhật Ánh vẫn tạo ra những làn sóng. Ngay trong hội sách thành phố Hồ Chí Minh lần này, Nguyễn Nhật Ánh có lẽ là nhà văn có nhiều tác phẩm ra mắt nhất. Ngoài hai ấn bản khác nhau của cuốn “Đảo mộng mơ”, anh còn ba tập truyện tranh chuyển thể từ các tác phẩm “Nữ sinh”, “Bồ câu không đưa thư” và “Bong bóng lên trời” do Công ty Đông A, Công ty Art Sign kết hợp với Nhà xuất bản Trẻ thực hiện. Ngoài ra, hai tập “Kính vạn hoa 53” (Má lúm đồng tiền), “Kính vạn hoa 54” (Cà phê áo tím) và cuốn “Kính vạn hoa tập 6” (bộ dày, gồm 9 truyện mới viết) cũng được NXB Kim Đồng giới thiệu. Sách ra nhiều nhưng cũng thu hút lượng đọc giả và người mua lớn. Bởi qua giọng văn hóm hỉnh, nhẹ nhàng và dễ tiếp nhận, đọc xong cuốn sách, các em tìm thấy sự đồng cảm, chia sẻ.
Nhà văn Tô Hoài từng nói, sở dĩ văn học thiếu nhi ở ta tồn tại như hôm nay là do chúng ta đang thiếu một phong trào viết cho thiếu nhi. Muốn tạo ra được phong trào này phải có nhiều cuộc thi, phải chăm lo bồi dưỡng và quan tâm đội ngũ viết cho thiếu nhi, có những hỗ trợ thích đáng, kịp thời để tác phẩm có chất lượng đến được với bạn đọc… Những năm gần đây, số tác phẩm văn học mới dành cho thiếu nhi của tác giả trong nước xuất bản đúng là không nhiều. Nhà xuất bản Kim Đồng chủ yếu vẫn tái bản các tác phẩm văn học thiếu nhi của những nhà văn có tên tuổi. NXB Trẻ thì dựa vào các cuộc vận động sáng tác là chính.
đang được dịch, vui lòng đợi..