Tình trạng phân cực về chất lượng giáo dục cũng là 1 vấn đề đáng lo ngại ở Việt Nam. Chính sách xã hội hóa giáo dục mặc dù đã tạo ra nhiều cơ hội giáo dục hơn cho người dân, nhưng có nguy cơ làm tăng thêm khoảng cách xã hội. Vấn nạn “bằng thật, kiến thức giả” hiện đang là một vấn đề nhức nhối ở Việt Nam.
Định mức chi cho giáo dục trên đầu người dân ở Việt Nam còn rất thấp so với các nước trong khu vực trên thế giới. Trong thời gian tới nền giáo dục của Việt Nam không thể cất cánh nếu mức chi cho giáo dục trên đầu người không tăng.
Nguồn đầu tư ngân sách nhà nước( NSNN) cho giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) không đáp ứng được nhu cầu, không thể bù đắp các chi phí phát sinh do số lượng học sinh tăng (bình quân hơn 1 triệu em/năm), do trượt giá… Trong khi đó, nhiều chuyên gia trong ngành giáo dục cho rằng, việc phân bổ ngân sách giáo dục theo qui mô dân số như hiện nay là chưa hợp lý đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo.
Làm gì để khắc phục thực trạng này?
Theo một quan chức cao cấp của Bộ GD&ĐT, cần tăng cường các nguồn lực tài chính cho công tác GD&ĐT, cụ thể tăng đầu tư NSNN cho giáo dục lên 20%.
Đảng và nhà nước cần tập chung mọi cố gắng có thể, dành ưu tiên cao nhất cho phát triển giáo dục và đào tạo. Cần coi sự phát triển giáo dục và đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu của chính phủ và sự nghiệp của toàn dân.
Cần phải hoàn thành xóa mù chữ trong toàn quốc và thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở hầu hết các địa phương, tiến tới cơ bản phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào khoảng năm 2020.
Tóm lại cần tiến hành sâu rộng xã hội hóa giáo dục bằng nhiều biện pháp đa dạng và phong phú. Đối với cơ chế quản lí ngân sách giáo dục, tăng cường hiệu quả đầu tư của đồng vốn còn ít ỏi.
đang được dịch, vui lòng đợi..