Truyền thống của người Nhật từ xa xưa, không ăn cá hồi sống từ cá nuôi, chỉ ăn cá sống khai thác tự nhiên từ biển. Nhờ có Quĩ phát triển thị trường và chiến lược thị trường đúng đắn, Na Uy thay đổi thành công thói quen này của người Nhật bắt đầu từ việc thuê các đầu bếp nổi tiếng của Nhật làm món ăn truyền thống từ cá hồi nuôi của Na Uy. Hàng chục năm trời, NSEC thuê người mặc quần áo dân tộc Na Uy mời người Nhật nếm các món ăn từ cá hồi nuôi tại các siêu thị. NESC phát hành sách gồm các đầu bếp nổi nổi tiếng của Nhật dạy nấu các món truyền thống của Nhật từ cá hồi nuôi. Kết quả là người Nhật chuyển hắn sang nhập khẩu cá hồi nuôi của Na Uy.Ngành nuôi cá hồi Chilê đã học kinh nghiệm của Na Uy và có sáng tạo mới để xây dựng thương hiệu chung. Ban Thương mại và Xúc tiến Chilê của Chính phủ (ProChile) đã cung cấp nguồn tài chính giảm dần cho Hiệp hội nuôi cá Hồi. Tiền tài trợ từ Chính phủ được tính theo tỉ lệ một – một đối với mỗi đôla của khối tư nhân, sau đó Chính phủ giảm dần đến mức bằng 0 trong thời gian 5 năm và ngành này đã tự trang trải toàn bộ chi phí và tự kiểm soát. Chính phủ chi trả một phần tiền lớn trong các hoạt động tiếp thị trong thời gian đầu, nhưng các chương trình phát triển xuất khẩu dài hạn của ngành cá hồi có được thành công là nhờ vào sự phối hợp, được lập kế hoạch tốt giữa khối tư nhân và nhà nước để cùng chịu chi phí, bao gồm xây dựng thương hiệu, đào tạo, hoạch định chính sách cho phát triển xuất khẩu, đầu tư nước ngoài trực tiếp, chuyển giao công nghệ... Thương hiệu chung cho sản phẩm cá hồi đã mở cửa thị trường cho mỗi công ty và xây dựng thị trường cho tất cả.
đang được dịch, vui lòng đợi..