Thời kỳ 1998 đến nay
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ này có xu hướng giảm sút. Tăng trưởng kinh tế năm 1995 đạt mức cao nhất là 9,45% đã giảm xuống còn 5,8% (năm 1998) và 5,3% ( năm 1999).
Tình hình trên diễn ra do nhiều nguyên nhân song những nguyên nhân chính là ảnh hưởng của cuộc tài chính khu vực châu Á và những bất hợp lý về cơ chế chính sách của Việt Nam.
Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực châu Á, khởi phát từ thị trường tài chính Thái Lan tháng 7 – 1997, đã tác động xấu đến nền kinh tế Việt Nam thông qua sự giảm sút xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, một nguyên nhân không kém phần quan trọng là các chính sách đổi mới trong các thời kỳ trước đã tỏ ra không hiệu quả do những điều kiện bên trong và bên ngoài đã có nhiều thay đổi.
Về phương diện cải cách thương mại, mặc dù Việt nam đã cam kết tham gia AFTA, nhưng chưa có một lịch trình cụ thể để giảm mức thuế hàng năm đạt được cam kết cuối cùng vào năm 2006. Trong khi đó các hàng rào phi thuế quan không những ko được loại bỏ mà do những giải pháp tình thế, ngắn hạn đối với sản xuất trong nước lại được tăng cường.
Cải cách doanh nghiệp Nhà Nước, quá trình cổ phần hóa được tiến hành rất chậm chạp.
Về cải cách cơ chế chính sách ở Việt Nam
Để khắc phục những bất hợp lý về cơ chế , chính sách nêu trên, chính phủ cần thực thi nhiều biện pháp cải cách mạnh mẽ hơn nữa. Các chính sách gần đây có xu hướng tập trung vào kích cầu như: áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, giảm lãi xuất trần cho vay để tăng đầu tư, tăng lương cho cán bộ công nhân viên để tăng sức mua của xã hội…. Các giải pháp này nhằm huy động nguồn tài lực từ ngân sách và hệ thống ngân hàng để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. tuy nhiên đây cũng chỉ là biện pháp có tính ngắn hạn.
Để nền kinh tế Việt nam phát triển bền vững trong tương lai, cần có những biện pháp cải cách cơ chế chính sách dài hạn và mạnh mẽ hơn. Cụ thể:
- Nâng cao hiệu của của nền kinh tế bằng việc thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có điều kiện phát triển.
- Loại bỏ dần những hàng rào bảo hộ mậu dịch nhằm khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh trong nước, chuẩn bị một cách tích cực và chủ động hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
- Kiện toàn hệ thống tài chính nhằm huy động tối đa và sự dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước. xây dựng một hệ thống ngân hàng hiện đại hoạt động có hiệu quả.
- Tăng cường quản lý và thực hiện một cách sáng tạo, linh hoạt các chính sách kinh tế từ đó tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô thông thoáng hơn, cơ chế cạnh tranh lành mạnh hơn.
Nhìn tổng thế trong thời kỳ đổi mới vừa qua nền kinh tế Việt nam đã đạt mức tăng trưởng kinh tế khá cao, làm thay đổi hẳn diện mạo của nền kinh tế so với giai đoạn suy thoái của thời kỳ cơ chế kế hoạch hóa tập trung . Nhờ kinh tế tăng trưởng đời sống của nhân dân được cả thiện rõ rệt so với trước. Những thành tựu to lớn trên phản ánh những kết quả bước đầu của đường lối đúng đắn trong nghị quyết của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Tuy nhiên, để giữ vững và phat huy các thành tựu đạt được, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cuộc cải cách kinh tế và thực thi một cách linh hoạt các chính sách kinh tế - xã hội .
đang được dịch, vui lòng đợi..
