Câu 1: Kỳ họp lần thứ 34 Ủy ban di sản thế giới UNESCO họp tại Brasilia, thủ đô Brasil, đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.Nghị quyết này được Ủy ban thông qua trong kỳ họp thứ 34 tại Brasilia (Brasil) vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam.Tại năm đó tại Hà Nội diễn ra đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội nhằm kỷ niệm tròn 1000 năm kể từ khi kinh đô Thăng Long chính thức là thủ đô của Việt Nam (được đánh dấu bằng mốc son vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long, nay là Hà Nội).Câu 2:Tối 16/3/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân, cùng đoàn đại biểu Việt Nam có mặt tại thành phố Sysney, Tối 16/10 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân, cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã tới thành phố Sydney, bắt đầu chuyến thăm chính thức Australia theo lời mời của Thủ tướng Tony Abbott.Trong chuyến thăm này thủ tướng đa tới thăm thành phố Sysney và thủ đô Canberra.Chuyến năm Australia lần này của ông mang tính cụ thể,thực chất,phù hợp với bản chất chiến lược ngày càng tang của quan hệ giữa Việt Nam và Úc .Điều nấy tạo khuôn khổ và nền tảng cho những hoạt động hợp tác lâu dài sẽ không ngừng mở rộng trong tương lai.Chuyến thăm đã diễn ra vào một thời điểm quan trọng trong mối quan hệ song phương và các chuyển biến sâu rộng về chính trị-an ninh-kinh tế trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Đây là dấu mốc mới quan trọng trong quan hệ giữa ta với hai nước, tạo khuôn khổ chính trị và pháp lý cho việc thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác trong những lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược.+khoảng cách địa lý giữa Việt Nam với Australia đang được rút ngắn lại không chỉ nhờ việc mở thêm đường bay mới. Những chuyển động sâu sắc về chính trị và kinh tế tại Châu Á, Thái Bình Dương tạo cho quan hệ giữa hai nước trở nên gần gũi hơn.+Về chính trị, Việt Nam và Australia đã nhất trí tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và đẩy mạnh hợp tác trên cả kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội và giao lưu nhân dân để thúc đẩy sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau. Cả Toàn quyền và Thủ tướng Australia đều khẳng định sớm thăm Việt Nam. Lãnh đạo Quốc hội Australia sẽ sang tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) tổ chức ở Hà Nội từ 28/3-1/4/2015. Bên cạnh đó, hai bên nhất trí phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có như Uỷ ban hỗn hợp, Tham khảo chính trị, Đối thoại chiến lược an ninh-quốc phòng. +Về kinh tế, Australia đánh giá cao những thành tựu của công cuộc đổi mới, vị thế quốc tế ngày càng cao của Việt Nam. Bạn nhìn nhận rất tích cực việc Việt Nam giữ được mức tăng trường kinh tế gần 6%/năm, đạt những tiến bộ mới về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo trong những năm qua vào lúc thế giới phải trải qua khủng hoảng kinh tế, tài chính và nhiều diễn biễn phức tạp về an ninh, chính trị. Bạn cũng hoan nghênh những nỗ lực của Việt Nam trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh và hội nhập quốc tế. Vì những lý do đó, lãnh đạo Chính phủ, nghị sĩ, giới nghiên cứu và doanh nghiệp ở Australia đều bày tỏ lạc quan về triển vọng hợp tác thương mại, đầu tư và du lịch với Việt Nam.Trong chuyến thăm, Việt Nam và Australia đã đạt nhiều thoả thuận cụ thể nhằm đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực bạn có thế mạnh và ta có nhu cầu như nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, khoa học kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực; tạo điều kiện cho hàng hóa, dịch vụ tiếp cận thị trường của nhau, trong đó có việc bạn nhất trí sẽ trao đổi để tạo điều kiện cho hàng nông, thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường hai nước. +Về An ninh Quốc phòng Australia mong muốn thúc đẩy hợp tác quốc phòng-an ninh với Việt Nam; thỏa thuận với ta trên nhiều vấn đề cụ thể như tiếp tục tích cực hỗ trợ Việt Nam về đào tạo tiếng Anh và chuyên ngành, nâng cao năng lực tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, năng lực thực thi pháp luật trên biển, cứu nạn tàu ngầm, rà phá bom mìn do chiến tranh để lại, mở rộng hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, chống khủng bố, bảo đảm an ninh mạng. +Về giáo dục-đào tạo và giao lưu nhân dân: Trong tổng số hơn 100.000 sinh viên Việt Nam đang du học ở nước ngoài, có trên 30.000 sinh viên đang học tại Australia. Australia cam kết duy trì học bổng cho Việt Nam và tích cực hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao qua nhiều hình thức như giáo dục đại học, phổ thông, dạy nghề. rong các cuộc hội đàm, trao đổi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều đề nghị lãnh đạo cấp cao Australia tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào làm ăn, sinh sống, đóng góp cho sự phát triển ở nước bạn, làm cầu nối cho quan hệ giữa Việt Nam và Australia. Chính phủ Australia đánh giá cao vai trò tích cực, năng động của kiều bào ta trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội sở tại và khẳng định luôn ủng hộ, hỗ trợ để kiều bào ta hoà nhập, đóng góp tích cực hơn nữa trong quá trình phát triển của mỗi nước. Nhân chuyến thăm, bên cạnh Tuyên bố chung và Tuyên bố về tăng cường đối tác toàn diện giữa Việt Nam-Australia, ta và Australia đã ký kết 4 văn kiện hợp tác cụ thể khác gồm:
1) Bản Ghi nhớ hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh
2) Bản Ghi nhớ về hợp tác nâng cao năng lực tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
3) Thỏa thuận Chương trình lao động kỳ nghỉ
4) Thỏa thuận về phòng chống buôn bán người.
+Bên cạnh các vấn đề song phương, Australia cũng nhất trí tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác và phối hợp tốt đẹp với ta trên các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế; ủng hộ và hỗ trợ lẫn nhau trong đàm phán và thực hiện Hiệp định Đối tác khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
+Lãnh đạo Australia nhất trí với ta về yêu cầu thiết yếu của việc gìn giữ hòa bình, an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương, theo đó khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; Australia cũng nhấn mạnh các bên cần thực hiện đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), kiềm chế và tránh các hành động có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, trong đó có việc cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực để đơn phương thay đổi nguyên trạng; cần cấp thiết xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Nói tóm lại, chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Australia đã thành công tốt đẹp, đạt nhiều kết quả quan trọng, tăng cường sự hiều biết, mở ra một chương mới cho sự phát triển mạnh mẽ của mối quan hệ hữu nghị và đối tác toàn diện giữa Việt Nam với Australia trong thời gian tới.
Câu 3:
1. Đá Ayer
Ayers Rock là một khối kiến tạo sa thạch ở phía nam của Northern Territory, miền trung Australia. Nó nằm cách thành phố lớn gần nhất là Alice Springs về phía nam 335 km; 450 theo đường bộ. Kata Tjuta và Uluru là những điểm nổi bật chính của Vườn quốc gia Uluru - Kata Tjuta. Uluru được xem là nơi thiêng liêng của những người bản xứ Pitjantjatjara và Yankunytjatjara. Khu vực này có nhiều suối, vũng nước, hang động và các bức họa cổ. Uluru là một di sản thế giới.
2. Nhà hát Opera Sydney
Opera Sydney là một công trình nhà hát tại thành phố Sydney, Úc. Nhà hát có kiến trúc độc đáo hình con sò hay những cánh buồm no gió ra khơi. Đây là công trình kiến trúc độc đáo của Sydney nói riêng và nước Úc nói chung, thu hút nhiều du khách đếm thăm.
Đây là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất thế kỷ 20 và là một trong các địa điểm biểu diễn nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới. Tọa lạc tại Bennelong Point ở bến cảng Sydney, gần với cây cầu Sydney Harbour cũng nổi tiếng, tòa nhà và khu xung quanh tạo nên một hình ảnh nước Úc đặc trưng. Đây là nhà hát ballet, kịch và sản xuất ca nhạc. Nhà hát này cũng là trụ sở của của Sydney Theatre Company và Sydney Symphony Orchestra.
3. Rạn san hô Great Barrier
Rạn san hô Great Barrier là hệ thống đá ngầm san hô lớn nhất thế giới, bao gồm khoảng 30 nghìn bãi đá ngầm riêng rẽ và 900 hòn đảo kéo dài khoảng 2.600 km ở vùng biển ngoài khơi Queenlands. Rạn san hô này có thể được nhìn thấy từ ngoài không gian và cũng được công nhân là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1981. Rạn san hô hình thành cách đây khoảng 25 triệu năm. Đây là một địa điểm rất hấp dẫn du khách
Câu 4 :
Cầu Mỹ Thuận là cây cầu dây văng bắc qua sông Tiền, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, Việt Nam. Cầu nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về hướng Tây Nam, trên Quốc lộ 1A, là trục giao thông chính của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam.
Cầu giúp người dân trong vùng đi lại thuận tiện hơn thay vì dùng bắc Mỹ Thuận, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hộ
đang được dịch, vui lòng đợi..