2.2. Về quyền lợi của người tiêu dùng:Như ví dụ về sữa tươi đã cho thấy việc kê khai khoảng hàm lượng dưỡng chất ở mức hợp lý chỉ là vấn đề của thực tiễn nuôi trồng và sản xuất, không có liên quan đến chất lượng của sản phẩm hay quyền lợi người tiêu dùng về đóng gói đủ hay thiếu. Vấn đề đóng gói đủ hay thiếu là vấn đề khối lượng tịnh/trọng lượng tịnh đã được quy định cụ thể trong các quy định về đo lường của Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Thực tế, các công ty sản xuất thường phải cho thêm một lượng dư các dưỡng chất vào thành phẩm để bổ sung cho sự hao hụt trong quá trình sản xuất, bảo quản, lưu thông và bù cho sự biến thiên hàm lượng dưỡng chất trong nguyên liệu. Việc giới hạn mức kê khai ở mức ±10% sẽ khiến các nhà sản xuất không thể bổ sung lượng dư dưỡng chất dù ở mức độ an toàn để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình lưu hành, và nguy cơ một sản phẩm thực phẩm khi kiểm nghiệm bị quy kết không đạt chất lượng và phải thu hồi chỉ do yêu cầu bất hợp lý này là rất lớn. Hơn nữa, không một nhà sản xuất nào muốn bổ sung thêm quá nhiều dưỡng chất vì nó rất tốn kém và gây tăng giá thành sản phẩm. Các nhà sản xuất chỉ bổ sung thêm lượng vừa đủ dưỡng chất để đảm bảo chất lượng trong quá trình lưu hành. Như vậy, việc bổ sung thêm dưỡng chất là có lợi cho người tiêu dùng và cần được khuyến khích. Về mặt quản lý, cần tập trung quản lý giới hạn tối thiểu để đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng. Với giới hạn tối đa, chỉ cần đảm bảo không vượt quá ngưỡng an toàn UL như trình bày ở trên. 3. Yêu cầu ± 10% của Phòng Quản lý Sản phẩm Thực phẩm không phù hợp với các quy định quốc tế, cũng như các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Bộ Y tế ban hành:3.1. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ và Trung Quốc chỉ có quy định giới hạn tối thiểu (Min) ≥80% lượng ghi trên nhãn; không quy định giới hạn tối đa 5,6, trừ một vài dưỡng chất đa lượng như đường, chất béo có giới hạn tối đa là 120%. Trong khu vực ASEAN, Malaysia cũng có quy định tương tự yêu cầu giới hạn tối thiểu dưỡng chất là 80% hàm lượng ghi trên nhãn. Việc Việt Nam có quy định khác với các nước trên thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hội nhập của kinh tế Việt Nam với thế giới.3.2. Các quy chuẩn quốc tế Codex1 và Quy chuẩn Việt Nam đã đưa ra giới hạn tối thiểu và tối đa (hoặc lượng tối đa dung nạp được UL) của từng chất. Một số chất chỉ có giới hạn tối thiểu, không có giới hạn tối đa, vì các chất này có độ an toàn rất cao. Quy chuẩn cho phép chênh lệch giữa mức tối thiểu và tối đa rất lớn, vì những lý do nêu trên.
Ví dụ: Quy chuẩn QCVN 11-1:2012/BYT cho giới hạn Vitamin A là 60-180mcg/100 kcal (chênh lệch 300%), hay Vitamin D là 1-2.5 mcg/100 kcal (chênh lệch 250%)
Nay nếu đưa ra giới hạn chặt hơn Quy chuẩn tức là Việt Nam phá vỡ các quy chuẩn quốc tế Codex và phá vỡ chính các quy chuẩn Việt Nam mà Bộ Y tế ban hành cho các sản phẩm đã có quy chuẩn.
3.3. Với các sản phẩm đã có quy chuẩn cho phép giới hạn rộng như trên nếu với các sản phẩm chưa có quy chuẩn, việc đưa ra giới hạn hẹp hơn so với giới hạn thông thường trong các quy chuẩn là không hợp lý.
4. Kiến nghị và đề xuất:
Hiệp hội Sữa Việt Nam khẩn thiết kiến nghị Quý Cục trưởng và Cục An toàn thực phẩm xem xét điều chỉnh lại khoảng dung sai cho phép công bố cho các chất dinh dưỡng trong sản phẩm thực phẩm thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế để vừa đảm bảo việc quản lý tốt chất lượng và an toàn thực phẩm, bảo vệ tốt nhất cho lợi ích và sức khỏe của người tiêu dùng, cũng như không ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ các ngành nông nghiệp, chăn nuôi, sản xuất và kinh doanh thực phẩm của Việt nam, và đảm bảo sự hội nhập của Việt nam với thế giới, cụ thể như sau:
4.1. Đối với các dưỡng chất vi lượng (vitamin và muối khoáng, các chất vi lượng có hoạt tính sinh học): Giá trị kiểm nghiệm trong suốt hạn dùng và quá trình lưu hành sản phẩm phải:
Tối thiểu bằng 80% giá trị ghi trên nhãn
Tối đa không vượt quá ngưỡng dung nạp tối đa cho tổng liều ăn hàng ngày (theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 43/2014/TT-BYT quy định về quản lý thực phẩm chức năng ngày 24/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Đối với các sản phẩm đã có quy chuẩn: giới hạn tối thiểu và tối đa phải phù hợp giới hạn của Quy chuẩn áp dụng.
4.2. Đối với các dưỡng chất đa lượng (đạm, đường, chất béo):
Tối thiểu bằng 80% giá trị ghi trên nhãn
Tối đa bằng 120% giá trị ghi trên nhãn
Rất mong nhận được sự quan tâm xem xét và chấp thuận của Quý Cục trưởng và Cục An toàn thực phẩm.
đang được dịch, vui lòng đợi..