VOV1 (Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp): Từ ngày 1 tháng 1 năm 2010, VOV1 được phát sóng 24 giờ mỗi ngày.[14]VOV2 (Hệ Văn hoá - Đời sống - Khoa giáo): phát cùng ngày 1 tháng 1 năm 2010 Hiện mỗi ngày thời lượng phát sóng 24 giờ.[15]VOV3 (Hệ Âm nhạc - Thông tin - Giải trí): Phát sóng lần đầu tiên vào 7 giờ ngày 7 tháng 9 năm 1990 trên sóng FM tần số 102,7 MHz. Hiện mỗi ngày phát sóng 24 giờ.[16]VOV4 (Hệ phát thanh dân tộc): Chính thức phát sóng từ ngày 1 tháng 10 năm 2004.[17] Hiện phát thanh bằng 12 thứ tiếng dân tộc thiểu số là tiếng H'Mông, tiếng Dao, tiếng Thái, tiếng Ê Đê, tiếng Gia Rai, tiếng Ba Na, tiếng Xơ Đăng, tiếng K’ho, tiếng Chăm, tiếng Khmer, tiếng M’nông, tiếng Cơ Tu, và tiếng Việt (trong chương trình Dân tộc và Phát triển phát trên hệ VOV1).[18]VOV5 (Hệ phát thanh đối ngoại): Phát sóng lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 9 năm 1945. Hiện nay VOV5 phát thanh bằng 12 thứ tiếng là tiếng Việt (dành cho người Việt Nam ở nước ngoài), tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật, tiếng phổ thông Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Lào, tiếng Thái Lan, tiếng Khmer (Campuchia), tiếng Indonesia. Các chương trình phát thanh của hệ VOV5 được phát trên sóng ngắn và sóng trung sang châu Âu, Bắc Mỹ, một phần Trung Mỹ, Đông Nam Á, Đông Bắc Á, một phần châu Phi. Tất cả các chương trình phát thanh đối ngoại bằng tiếng nước ngoài của hệ VOV5 cũng được phát sóng ở trong nước trên sóng FM tần số 105,5 MHz tại Hà Nội, sóng FM tần số 105,7 MHz tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh.[19]Kênh VOV Giao thông Quốc gia:[20] Bao gồm:Kênh VOV Giao thông Hà Nội: Phát sóng thử nghiệm từ 11 giờ ngày 18 tháng 5 năm 2009 trên sóng FM tần số 91 MHz tại Hà Nội, phát sóng chính thức ngày 21 tháng 6 năm 2009.[21][22]Kênh VOV Giao thông thành phố Hồ Chí Minh: Phát sóng thử nghiệm trên sóng FM tần số 91 MHz tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 15 tháng 12 năm 2009, phát sóng chính thức ngày 2 tháng 1 năm 2010.[23][24]FM Cảm xúc: Cung cấp thông tin về đời sống, chia sẻ cảm xúc về các vấn đề trong cuộc sống, xã hội trên các lĩnh vực văn hóa, âm nhạc, giải trí, nhằm tạo môi trường giao lưu, chia sẻ, kết nối thính giả, giúp người dân thư giãn, giải tỏa, giảm bớt áp lực trong cuộc sống. Phát sóng thử nghiệm ngày 26 tháng 4 năm 2015 trên sóng FM tần số 89 MHz.[25][26]Kênh tiếng Anh 24/7: Bắt đầu phát sóng thử nghiệm tại Hà Nội từ ngày 1 tháng 10 năm 2015 trên sóng FM tần số 104 MHz, chính thức phát sóng từ sáng ngày mồng 6 tháng 11 năm 2015.[27][28][29]Truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]Buổi phát sóng truyền hình đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam diễn ra vào đêm ngày 7 tháng 9 năm 1970. Năm 1971, Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập Ban biên tập Vô tuyến truyền hình. Ngày 18 tháng 6 năm 1977, Ban biên tập Vô tuyến truyền hình tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam, chuyển thành Đài Truyền hình Trung ương. Năm 1987 Đài Truyền hình Trung ương đổi tên thành Đài Truyền hình Việt Nam.[30]Đài Tiếng nói Việt Nam hiện có hai kênh truyền hình và một đài truyền hình trực thuộc là:Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam, gọi tắt là VOVTV:[31] Tên gọi ban đầu của kênh là Hệ phát thanh có hình Đài Tiếng nói Việt Nam, viết tắt là VOVTV, bắt đầu phát sóng thử nghiệm từ chiều ngày 7 tháng 9 năm 2008[32][33] Sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động cho Đài Tiếng nói Việt Nam bằng quyết định số 871/GP–BTTT ký ngày 23 tháng 5 năm 2012, ngày 24 tháng 5 năm 2012, Hệ phát thanh có hình Đài Tiếng nói Việt Nam đổi tên thành Kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam, tên gọi tắt vẫn là VOVTV.[34][35][36]Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam, gọi tắt là kênh Quốc hội[37]: Chính thức phát sóng ngày 6 tháng 1 năm 2015, là cơ quan ngôn luận chính thức của Quốc hội Việt Nam, có nhiệm vụ cung cấp thông tin về các hoạt động của Quốc hội Việt Nam và đời sống chính trị, xã hội.[38] Tháng 6 năm 2012, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam giao cho Đài Tiếng nói Việt Nam tiến hành thành lập Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Trong quá trình chuẩn bị phát sóng chính thức, từ tháng 10 năm 2014 một số chương trình của Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam sau này đã được phát sóng hàng ngày trên kênh VOVTV.[39]Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, gọi tắt là VTC: Đài này trước đây trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, từ năm 2015 chuyển sang trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam. Tháng 1 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng chấp thuận đề nghị của Đài Tiếng nói Việt Nam cho sáp nhập Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC vào Đài Tiếng nói Việt Nam.[40] Ngày 2 tháng 6 năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định chuyển Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC từ Bộ Thông tin và Truyền thông sang trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam.[41] Sáng ngày 27 tháng 6 năm 2015, trong lễ bàn giao Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC từ Bộ Thông tin và Truyền thông sang trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn và Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam Nguyễn Đăng Tiến đã ký kế
đang được dịch, vui lòng đợi..