Đông Triều, là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi có bề dày truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng, nơi gắn liền với cội nguồn nhà Trần, một trong những triều đại hùng mạnh nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nơi có quần thể di tích kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng linh thiêng, kỳ bí chứa đựng những giá trị tinh thần bất diệt. Đông Triều cũng là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của khu mỏ Quảng Ninh, góp phần dệt nên truyền thống bất khuất, kiên trung, kỷ luật đồng tâm vùng Mỏ.Đông Triều là thị xã cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, có vị trí địa lý từ 21001’ đến 21013’ vĩ độ Bắc và từ 106026’ đến 106043’ kinh độ Đông. Phường Đông Triều, Thị lỵ Đông Triều cách thành phố Hạ Long 78km, cách thành phố Uông Bí 25km và cách Hà Nội 90km. Phía Bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang; Phía Tây giáp thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương; Phía Đông giáp thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; Phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng và huyện Kinh Môn, tỉnh Hải DươngĐông Triều là thị xã nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nằm gần các đô thị và thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Hải Dương. Có hệ thống giao thông vận tải thuận lợi cả về đường bộ, đường thủy và đường sắt. Đây là những điều kiện tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.Đông Triều là vùng đất cổ, ghi đậm nhiều dấu ấn lịch sử và văn hoá. Thời tiền cổ vùng đất Đông Triều thuộc Tượng Quận có tên là An Sinh (Yên Sinh). Thời kỳ Bắc thuộc vùng đất Đông Triều thuộc Giao Châu. Thời thập nhị sứ quân (966 – 968) vùng đất Đông Triều đặt tên là An Sinh. Thời nhà Trần, năm 1237 đức vua Trần Thái Tông lấy các vùng đất Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Bang phong cho Trần Liễu làm ấp thang mộc, đời đời ở đất ấy sinh sống và trông giữ lăng miếu tổ tiên. Đến đời vua Trần Dụ Tông (1341 - 1369) vùng đất An Sinh được đổi tên là Đông Triều, thuộc phủ Tân Hưng.Trải qua các thời kỳ lịch sử, Đông Triều đã trực thuộc nhiều đơn vị hành chính cấp trên khác nhau và địa giới cũng thay đổi nhiều lần. Hiện nay, địa giới thị xã Đông Triều có thu hẹp nhiều so với thời trước, nhưng tên gọi Đông Triều hầu như không thay đổi và từ lâu đã đi vào lịch sử đất nước, là một địa bàn có tầm chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế và quân sự.Đến nay, thị xã Đông Triều có 21 đơn vị hành chính gồm 15 xã và 6 phường gồm: Phường Đông Triều, Mạo Khê, Đức Chính, Hưng Đạo, Xuân Sơn và Kim Sơn. Trong đó, phường Đông Triều là trung tâm hành chính của thị xã; phường Mạo Khê là trung tâm phát triển công nghiệp, dịch vụ; và các xã: Bình Dương, Nguyễn Huệ, Thủy An, Việt Dân, Tân Việt, An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương, Tràng An, Hồng Phong, Yên Thọ, Yên Đức, Hoàng Quế, Hồng Thái Đông và Hồng Thái Tây. Tổng diện tích tự nhiên toàn thị xã là 397,21 km2; gồm 11 dân tộc cùng chung sống: Kinh, Hoa, Tày, Sán Dìu, Dao…
đang được dịch, vui lòng đợi..