Kết quả nghiên cứu ở 30 bệnh nhân cho thấy, độ tuổi trung bình là 57 tuổi, thấp nhất là 18 và cao nhất là 85. Tình trang bệnh lý của bệnh nhân khi nhập viện chiếm cao nhất là dạ dày 46,7%, thấp nhất là chấn thương bụng kín chiếm 3,3% và trung bình 1 bệnh nhân được nuôi dưỡng là 1450 Kcal/ ngày . Sau mổ tình trạng trung tiện được tính từ 24- 48h chiếm 80% và > 48h chiếm 13,3%. Số ngày nằm điều trị sau mổ là 9.25± 1.15. Sự thay đổi chỉ số Protein máu >55g/l ở thời điểm hậu phẩu 6,7% và thời điểm bệnh ổn xuất viện 53,3%, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê với p<0,001. Cũng có sự khác biệt về mặt thống kê giữa chỉ số albumin hậu phẫu và thời điểm ra viện p<0,001. Khả năng dung nạp của bệnh nhân chiếm đến 93,3% điều này chứng tỏ việc nuôi ăn sớm là có hiệu quả. Chỉ có 10 trong tổng số 30 ca có dấu hiệu chướng bụng nhẹ xuất hiện vào ngày thứ 3 chiếm 33,3% và mất hẳn sau 1 ngày khi được hướng dẫn vận động sớm, đặc biệt không có biến chứng phẩu thuật.Kết luận: Áp dụng kỹ thuật nuôi dưỡng sớm sau phẫu thuật cho bệnh nhân khâu nối đường tiêu hóa là biện pháp khả thi, an toàn và có hiệu quả giúp phục hồi tốt sức khỏe cho người bệnh, cải thiện chỉ số albumin và protein máu,không có biến chứng hậu phẩu
đang được dịch, vui lòng đợi..