Một đặc điểm khác trong sự phát triển kinh tế Nhật là vai trò của người tiêu thụ rất thấp, so với các nước tiền tiến về kinh tế. Ở Mỹ, kinh tế phát triển chủ yếu là do người tiêu thụ chi tiêu, cứ 100 đô la trong GDP thì có gần 70 đô la là do người tiêu thụ mua; phần còn lại do các xí nghiệp đầu tư và các cấp chính phủ tiêu dùng chỉ chiếm 30%. Ở Nhật Bản thì khác, người tiêu thụ chỉ giúp tạo nên 57% vào Tổng sản lượng nội địa, trong khi phần đầu tư của các xí nghiệp là 18%. Một nước giầu thứ nhì trên thế giới mà người dân tiêu thụ với tỷ lệ thấp như vậy là một điều bất thường. Vì cơ cấu kinh tế Nhật thiên trọng về sản xuất hơn tiêu thụ, có thể nói là giới tiêu thụ đã bị hy sinh.Để bù lại cho mức tiêu thụ thấp đó, Chính phủ Nhật phải chi tiêu nhiều hơn, do đó vay nợ cũng nhiều hơn. Số nợ của Chính phủ lớn bằng 80% Tổng sản lượng nội địa. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là một chủ nợ chính, vì mỗi tháng Ngân hàng Trung ương mua tới 40% số công trái mà chính phủ phát hành, coi như mỗi tháng cho chính phủ vay 1.200 tỷ Yên. Nhưng chính phủ không thể tiếp tục vay nợ mãi như vậy, vì hiện giờ mặc dù lãi suất rất thấp, tới gần số không, số tiền lãi chính phủ phải trả cũng chiếm đến 22% ngân sách quốc gia. Sẽ đến lúc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng phải tăng lãi suất, và chuyện này sắp xảy ra.Khi kinh tế phát triển, người ta phải tăng lãi suất để giảm bớt việc vay nợ, giảm bớt số tiền trong túi người dân cũng như các xí nghiệp, nếu không thì lạm phát sẽ lên cao vì nhiều đồng tiền chạy đuổi theo cùng một số hàng hóa, hoặc số tiền tiêu tăng nhanh hơn số hàng hóa làm ra. Nhiều người tiên đoán trong năm nay, chậm lắm là năm tới, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ tăng lãi suất. Vì cùng lúc với con số tỷ lệ tăng trưởng trên 2.8% cho cả năm ngoái, còn một hiện tượng được chú ý nữa là giá sinh hoạt ở Nhật Bản đã tăng lên trong ba tháng liền, kể từ cuối năm ngoái tới tháng Giêng năm nay. Tuy số gia tăng rất khiêm tốn, từ một phần mười đến một nửa phần trăm mỗi tháng, nhưng đây cũng là một “tin mừng!” Vì trong mấy năm qua nhiều lần nước Nhật lo sợ cảnh giảm phát. Giảm phát, tức là giá sinh hoạt tụt xuống, còn nguy hiểm hơn lạm phát, vì nó sẽ khiến người ta ngưng tiêu thụ để chờ giá xuống thấp hơn, việc sản xuất sẽ đình đốn. Khi có số thống kê cho thấy giá sinh hoạt lên trong ba tháng liên tiếp, ngày 9 tháng 3 ông Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật đã tuyên bố rằng ông sẽ ngưng chính sách “bơm tiền” vào để kích thích nền kinh tế, trừ việc mua công trái của nhà nước thì vẫn chưa thể ngưng, dù đó cũng là một cách bơm tiền cho chính phủ tiêu dùng.
đang được dịch, vui lòng đợi..