I - MỞ ĐẦU
BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Nói về lịch sử thông thương trên biển không thể nhắc đến sự kiện con đường tơ lụa trên biển ra đời vào thế kỉ 7. Lộ trình của nó gần giống với con đường tơ lụa trên đất liền: đều xuất phát từ Trung Quốc qua Nam Á, Tây Á nối liền với Châu Âu và Bắc Phi. Con đường tơ lụa trên đất liền là con đường chủ yếu giúp các nước thông thương hàng hóa với nhau. Tuy nhiên vào thế kỉ thứ 7, con đường tơ lựa trên biển được hình thành và dần thay thế con đường trên bộ. Nguyên nhân xuất phát từ hạn chế nảy sinh trên tuyến đường bộ trong khi con đường biển lại khắc phục được những hạn chế đó như: hàng hóa trở được nhiều hơn mà không cần quá nhiều người áp tải, thời gian vận chuyển rút ngắn hơn, hạn chế được sự khắc nghiệt của thiên nhiên và nguy cơ bị cướp cũng ít hơn con đường bộ. Chính vì vậy, sau này con đường này rất phát triển, mở ra một con đường tơ lụa thứ hai thông thương trên biển đi qua rất nhiều nước và ở đâu cũng lưu lại dấu ấn giao lưu kinh tế của mình không kém gì con đường trên bộ. Có thể nói con đường tơ lụa trên biển đóng một vai trò nền tảng giúp cho hoạt động kinh tế của Phương Đông và Phương Tây nói chung và các nước Châu Á nói riêng trở nên sôi động và sầm uất.
Trong lịch sử thương mại biển cũng có sự góp mặt của Nhật Bản vào khoảng từ khoảng thế kỉ thứ 13 đến thế kỉ 16 với sự hoạt động của các băng cướp biển thường được gọi với cái tên Oa Khấu. Tuy nhiên cuối thế kỉ 16 bị chính quyền Tokugawa đưa ra chỉ thị cấm hoạt động thay vào đó chính quyền đã đẩy mạnh việc thông thương với các nước láng giềng thông qua hoạt động của những con thuyền mang dấu châu ấn. Những con thuyền này đã vạch ra lộ trình buôn bán trên vùng biển Đông Bắc Á và Đông Nam Á rộng lớn, hòa cùng với hoạt động thương mại nhộn nhịp trên “con đường tơ lụa trên biển”. Có thể nói con thuyền Châu Ấn là phương tiện giúp Nhật Bản hòa nhập vào hệ thống thương mại biển. Trong đó nước Đại Việt đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển này, bởi thế kỉ 16 Châu Ấn thuyền taaph trung vào đẩy mạnh buôn bán với các cagr Việt Nam như Vân Đồn, Phố Hiền,…và đặc biệt là Hội An. Các cảng này, đặc biệt là Hội An đã đóng góp một vai trò lịch sử quan trọng đối với hệ thống thương mại biển Châu Ấn thuyền và các thương đoàn của Nhật bản thời kì đó