Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
Khi tiến hành một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải quan tâm đến tính trọng yếu của thông tin và mối quan hệ của nó với rủi ro kiểm toán. Trong một cuộc kiểm toán, mức trong yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau, mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại. Để đạt được sự đảm bảo hợp lý, kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm giảm rủi ro kiểm toán xuống một mức thấp có thể chấp nhận được, từ đó cho phép kiểm toán viên đưa ra các kết luận phù hợp làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán. Kiểm toán viên phải cân nhắc đến mối quan hệ này khi xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán một cách thích hợp. Xác định mức trọng yếu và rủi ro là thủ tục phức tạp đòi hỏi trình độ cũng như phán đoán của kiểm toán viên. Trên thực tế chỉ có một số công ty kiểm toán của Việt Nam được xây dựng theo quy trình ước lượng trọng yếu và rủi ro còn nhiều công ty vẫn chưa xây dựng được quy trình cụ thể.
1.5 Thiết kế chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các kiểm toán viên cũng như dự kiến về tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thiết thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán.
Chương trình kiểm toán được thiết kế phù hợp sẽ đem lại rất nhiều lợi ích:
• Sắp xếp một cách có kế hoạch các công việc và nhân lực, đảm bảo sự phối hợp giữa các kiểm toán viên cũng như hướng dẫn chi tiết cho các kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán.
• Đây là phương tiện để chủ nhiệm kiểm toán (người phụ trách kiểm toán) quản lý, giám sát cuộc kiểm toán thông qua việc xác định các bước công việc được thực hiện.
• Bằng chứng để chứng minh các thủ tục kiểm toán đã thực hiện. Sau khi hoàn thành một thủ tục, kiểm toán viên kí tên lên chương trình kiểm toán với thủ tục kiểm toán vừa hoàn thành.
1.5.1 Quy trình thiết kế chương trình kiểm toán .
Chựơng trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế thành ba phần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích, trắc nghiệm số dư.
Thiết kế các trắc nghiệm công việc.
Các thủ tục kiểm toán: Việc thiết kế các thủ tục kiểm toán của trắcnghiệm công việc thường tuân theo phương pháp luận bốn bước sau:
• Cụ thể hoá các mục tiêu kiểm toán nội bộ cho các khoản mục được khảo sát
• Nhận diện quá trình kiểm soát đặc thù để làm giảm rủi ro kiểm soát của từng mục tiêu kiểm soát nội bộ.
• Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với từng quá trình kiểm soát đặc thù.
• Thiết kế các trắc nghiệm công việc theo từng mục tiêu kiểm soát nội bộ có xét đến nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ và kết quảước tính các thử nghiệm kiểm soát.
Quy mô chọn mẫu: Người ta thường dùng phương pháp chọn mẫu thuộc tính để ước tính tỉ lệ của phần tử có chứa một đặc điểm hay thuộc tính được quan tâm trong tổng thể.
Khoản mục được chọn: Sau khi xác định quy mô mẫu chọn, kiểm toán viên phải xác định lựa chọn các phần tử mang tính đại diện cao cho tổng thể. Ngoài ra, nếu các nghiệp vụ nào bất thường hoặc có số tiền quá lớn cũng cần được xem xét đến mặc dù không có trong mẫu
Thời gian thực hiện: Các trắc nghệm công việc thường tiến hành vào giữa năm (nếu hợp đồng kiểm toán dài hạn) hoặc cuối năm. Các trắc nghiệm giữa năm thường được thực hiện để giúp cho cuộc kiểm toán vào thời điểm kết thúc năm tài chính, nhằm dàn đều công việc kiểm toán trong năm.
Thiết kế các trắc nghiệm phân tích.
Là cách thức xem xét mối quan hệ kinh tế và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế thông qua việc kết hợp giữa đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic, cân đối… giá trị của các chỉ tiêu hoặc các bộ phận cấu thành nên chỉ tiêu đó.
Các trắc nghiệm phân tích được thiết kế để đánh giá tính hợp lý chung của các số dư tài khoản đang được kiểm toán. Trên cơ sở kết quả của việc thực hiện các trắc nghiệm phân tích đó, kiểm toán sẽ quyết định mở rộng hay thu hẹp các trắc nghiệm trực tiếp số dư.
Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư.
Việc thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính được tiến hành theo các bước sau:
Thứ nhất: Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục đang được kiểm toán; Thông qua việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và phân bổ ước lượng này cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính, kiểm toán viên có thể xác định mức sai sót có thể chấp nhận cho từng khoản mục. Sai sót chấp nhận được của khoản mục càng thấp thìđòi hỏi số lượng bằng chứng kiểm toán thu thập được càng nhiều và ngược lại.
Thứ hai: Đánh giá rủi ro kiểm soát: Quá trình kiểm soát hiệu quả sẽ làm giảm rủi ro kiểm soát đối với chu trình, do đó số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập trong các trắc nghiệm trực tiếp số dư và nghiệp vụ sẽ làm giảm xuống và ngược lại.
Thứ ba: Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù của khoản mục đang xem xét, được thiết kế làm các phần sau:
• Các thủ tục kiểm toán: Trong toàn bộ quy trình lập kế hoạch kiểm toán đây phần công việc đòi hỏi những xétđoán nghề nghiệp quan trọng.
• Quy mô chọn mẫu: Được xác định theo phương pháp chọn mẫu thông dụng để ước tính sai số bằng tiền trong tổng thể đang được kiểm toán, từ đó chọn ra quy mô mẫu thích hợp.
• Khoản mục được chọn: Sau khi được quy mô mẫu chọn, các kiểm toán viên thường chọn mẫu ngẫu nhiên theo bảng số ngẫu nhiên hoặc chương trình máy tính để xác định các phần tử đại diện. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suấtđể xác định các phần tử đại diện.
• Thời gian thực hiện: Phần lớn các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thực hiện vào thời điểm cuối kì (kết thúc niên độ kế toán). Trên thực tế, các thủ tục kiểm toán ở các hình thức trắc nghiệm trên sẽ được kết hợp và sắp xếp lại theo một chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán được thiết kế ngay trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán và có thể sửa đổi do hoàn cảnh thay đổi.
đang được dịch, vui lòng đợi..