C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤTI. KẾT LUẬNSau một thời gian vận dụng các thủ thuật giúp học sinh nhớ từ trong các tiết học ở trường. Tôi nhận thấy rằng:Tiết học ngày càng sinh động hơn, học sinh chủ động trong việc học nhờ vào lượng từ ngày càng được gia tăng. Học sinh có thói quen chủ động tham gia vào các trò chơi, sử dụng vốn từ vào giao tiếp thực tế có phần chuyển biến tốt hơn và đem lại kết quả khả quan.Việc vận dụng chúng đòi hỏi sự linh hoạt và biết chọn lọc của giáo viên để tránh sự nhàm chán cho học sinh và phù hợp cho từng bài dạy. Tùy vào loại từ mà chọn các thủ thuật để đạt hiệu quả cao. Dưới sự sáng tạo của giáo viên sẽ còn nhiều thủ thuật khác nữa cho giáo viên vận dụng nhưng các thủ thuật trên theo tôi là phổ biến, dễ thực hiện nhất và khả quan nhất.II. ĐỀ XUẤTĐể việc vận dụng các thủ thuật này thành công và hiệu quả hơn nữa trong các tiết dạy, tôi có một số đề xuất, kiến nghị như sau:Ngoài những đợt tập huấn về phương pháp giảng dạy của giáo trình Tiếng Anh lớp 3, 4, 5 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh hóa tổ chức hàng năm. Ngành giáo dục đào tạo Hậu lộc cần tổ chức những buổi bồi dưỡng, thao giảng chuyên đề để giáo viên Tiếng Anh trong toàn huyện có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Bên cạnh đó, việc trang bị các trang thiết bị cho các trường như: Phòng Lab, phòng nghe - nhìn, tranh ảnh minh họa, máy cassette….. là thật sự cần thiết. Trường nên tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ giáo viên thực hiện tốt công việc giảng dạy của mình để đưa chất lượng giáo dục môn Tiếng Anh ngày càng được nâng cao.Trong quá trình nghiên cứu và thực hành giảng dạy, bản thân tôi đã thu được những kết quả rất khả quan. Tuy nhiên sáng kiến của tôi vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót kính mong sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo.Tôi xin chân thành cảm ơn!XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hậu Lộc, ngày 2 tháng 3 năm 2014 CAM KẾT KHÔNG COPYNgười viết Mai Thị Phúc
đang được dịch, vui lòng đợi..