bệnh, tính mùa vụ trong quy trình nuôi để tránh những thiệt hại do thiên tai. Nhận thức của hộ nông dân: FAO (2008) đã chỉ ra rằng, trong một số trường hợp, người nuôi trồng thủy sản thiếu khả năng nhận thức về kỹ năng nuôi trồng thủy sản, bảo vệ và duy trì sự an toàn của nguồn nước sản xuất và hồ nuôi trồng thủy sản sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực cho năng suất sản xuất. Thói quen nuôi trồng thủy sản theo phương pháp truyền thống thường hay tác động mạnh đến môi trường như sử dụng hóa chất vô cơ quá liều lượng; sau khi sử dụng, chai lọ, rác thải không được xử lý và vứt bên cạnh hồ nuôi, phá hủy đa dạng sinh học. Nhận thức tốt được vấn đề này sẽ giảm thiểu được sức ép ô nhiểm môi trường nuôi trồng, giữ được sự an toàn cho khu vực nuôi, do đó hạn chế các rủi ro, bệnh tật làm tăng năng suất nuôi trồng. Mức độ ít ô nhiễm môi trường: Hoạt động nuôi trồng thủy sản có hai phương thức tác động đến môi trường. Đầu tiên, đó là cách thức nuôi trồng thủy sản của các hộ sản xuất trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường thông qua các đầu ra, tiêu thụ vật liệu, hóa chất vô cơ. Thứ hai, là phương thức nuôi trồng thủy sản có thể ảnh hưởng gián tiếp đến môi trường tự nhiên, đặc biệt là việc nuôi chuyên canh duy nhất một loại động vật hoặc thực vật trên diện tích rộng, làm giảm sự đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái, một số cộng đồng sinh học sẽ bị tiêu diệt do mất đi chuỗi thức ăn. Tác động thiên tai: Ngành thủy sản là một trong những ngành chịu tác động mạnh, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản ven biển là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu như nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng, thiên tai và thay đổi lượng mưa đều có những tác động tiêu cực đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Cơ cấu thiệt hại do thiên tai trong giá trị ngành nông nghiệp hàng năm trung bình là 781.764,11 triệu đồng, chiếm 0,67% tổng GDP và chiếm 54,03% so với tổng giá trị thiệt hại do tất cả các tác nhân của ngành nông nghiệp5. Hóa chất vô cơ: Trong nghiên cứu của Phillips, Michael (2000) đã chỉ ra việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ trong nuôi cá chép và vôi thủy sản trong nuôi tôm không làm tác động đến năng suất thu hoạch của hai loại này. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh, các loại vitamin và các loại thuốc kháng sinh, diệt khuẩn như piscicides, chloramphenicol và malachite green đã có những tác động tiêu cực đến mức độ ô nhiễm của môi trường nước, đất trong các trang trại nuôi tôm, cá. Mặc dù tác dụng của chúng là tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh cho tôm, cá và các sinh vật nuôi, nhưng những độc tính trong các hóa chất này cũng tồn
đang được dịch, vui lòng đợi..
