PGS, TS Thái Quang Vinh cho biết: Viện sẽ đi theo định hướng phát triển ngành CNTT giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020, thực hiện nghiên cứu cơ bản trong các hướng trọng tâm của CNTT và tự động hóa; đồng thời chú trọng đầu tư nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng các công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế. Với đề tài "Ứng dụng lưới và đám mây điện toán để tính sẵn các kịch bản ứng phó với sóng thần có thể xảy ra ở khu vực Biển Ðông, phục vụ công tác cảnh báo" (TS Phạm Thanh Giang chủ nhiệm), thì đây là lần đầu tiên ở nước ta, bài toán về kịch bản sóng thần được đưa lên lưới tính toán hiệu năng cao. Ðề tài mở ra một khả năng mới có thể định lượng hóa một cách tương đối thuyết phục nguy cơ xảy ra, cũng như mức độ tàn phá của sóng thần đối với một số vùng biển có nguy cơ cao thay vì những phỏng đoán thiếu cơ sở khoa học. Kết quả của đề tài được ứng dụng thiết thực cho công tác báo tin động đất và cảnh báo sóng thần khi có thảm họa xảy ra ở khu vực Biển Ðông. Ðáng chú ý, sau thời gian lắp đặt và chạy thử nghiệm, sản phẩm của đề tài "Hệ thống dịch vụ đa phương tiện và giám sát các thông số môi trường sản xuất trên nền mạng viễn thông WIMAX tại khu vực Tây Nguyên" sẽ được nghiệm thu và bàn giao vào quý II, năm 2014. Với việc ứng dụng công nghệ mạng không dây WIMAX, phát triển các hệ thống giám sát hình ảnh, âm thanh trên nền VoIP, camera IP, và hệ LBS công nghệ bản đồ số... trong phạm vi phủ sóng từ tám đến 10 km và vùng ngoại ô TP Buôn Ma Thuột, sản phẩm của đề tài sẽ đưa đến nhiều tiện ích. Mà thiết thực ở đây là dịch vụ truy cập in-tơ-nét băng thông rộng, là hệ thống camera sẽ giúp các nhà quản lý cơ quan, doanh nghiệp đỡ phải đi lại nhiều nhưng vẫn bao quát được mọi hoạt động của đơn vị mình; ngành giao thông có thể ghi lại và lưu giữ những vi phạm của các phương tiện lưu thông trên đường; hay hỗ trợ khách du lịch dùng thiết bị di động tìm kiếm vị trí (khách sạn, điểm vui chơi, cột ATM...) trong khoảng thời gian rất ngắn khi có nhu cầu...
đang được dịch, vui lòng đợi..