Trung tâm cũng tích cực truyền thông về vấn đề này tới các đoàn thiện nguyện tới thăm, trợ giúp từ thiện cho người tâm thần ở Trung tâm, bởi xem họ cũng như một nhóm truyền tải thông điệp tích cực về bệnh tâm thần, chống kỳ thị với người tâm thần tới cộng đồng. Vấn đề truyền thông chống kỳ thị: Truyền thông trong cán bộ nhân viên để họ lại tiếp tục truyền thông trong cộng đồng dân cư cũng là một chiến lược của Trung tâm. Mặc dù hàng năm trung bình Trung tâm xã hội tỉnh BR-VT có 8 trường hợp được kết nối tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên có thể thấy nội dung liên quan tới phối hợp với địa phương chăm sóc người tâm thần tại nhà còn khá hạn chế, có tới trên ½ ý kiến người được hỏi (52.5%) nhận định điều này. Trong khi đó kết quả khảo sát với các gia đình bệnh nhân cho thấy một trong những rào cản khiến họ không tự tin để nhận người tâm thần về chăm sóc tại gia đình đó là họ không có kiến thức kỹ năng chăm sóc, lo sợ những kích động của người tâm thần, thiếu hiểu biết chăm sóc, hiểu biết về bệnh và phát hiện bệnh. Ghi nhận sự tâm huyết và nỗ lực của đội ngũ cán bộ, viên chức quản lý, nhân viên chăm sóc tham gia chăm sóc trợ giúp người tâm thần tại Trung tâm xã hội BR-VT.
đang được dịch, vui lòng đợi..
