Tôn trọng thứ bậc và địa vị
những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận đại
nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét. Ngày nay ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn được thể hiện trong đời sống hàng ngày. Ví dụ trong phòng họp, người có chức vụ thấp nhất sẽ ngồi gần cửa ra vào, người có chức vụ càng
Ý thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của người Nhật. Thái độ nhún mình trước cao thì càng ngồi gần phía bên trong. Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ xưng hô và hình thức chào hỏi đối với từng đối tượng xã hội cụ thể. Đối với người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dùng ngôn ngữ kính trọng (sonkeigo), khi nói về mình và những người trong gia đình mình thì dùng ngôn ngữ khiêm nhường (kenjogo).
Chính từ cơ cấu này mà tinh thần đoàn kết và lòng trung thành của người Nhật được phát sinh, và nhờ đó mà việc động viên cho sự thực hiện mục tiêu của toàn thể tập đoàn là tương đối dễ dàng.
Óc thẩm mỹ
Ấn tượng ban đầu của bất kỳ ai lần đầu đến thăm Nhật Bản là ngạc nhiên và thán phục về óc thẩm mỹ của người Nhật, từ cách trang trí nhà cửa sắp, xếp đồ đạc trong gia đình hay cách bài trí bữa cơm đều khiến cho mọi người có cảm giác tiếp cận một sự tinh tế, một óc thẩm mỹ cao. Một người đan quạt tre ngắm đi ngắm lại xem cái quạt của mình làm đã cân đối chưa, có cần phải chau chuốt gì không, mặc dù khi làm như vậy thì anh ta sẽ mất nhiều thời gian hơn, đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu về được ít hơn, song đối với người dân Nhật Bản ngoài mục đích lợi nhuận thì họ còn muốn đạt được một mục tiêu khác không kém phần quan trọng - đó là cảm giác thoải mái khi hoàn thành mỹ mãn một công việc dù là rất nhỏ.