Xin chào và gửi chúc quý vị những điều tốt đẹp nhất ! Hôm nay Khánh Quyên xin mời mọi người hãy đặt chân về miền biển , nơi có hàng dừa xanh , có sóng biển ngày đêm hôn bờ cát mịn và… chúng ta hãy… trò chuyện…. bằng một giọng thổ âm rất… biển,rất… Nẫu nhé! Thư qúy vị,Ngoại trừ những người dân chính gốc ở Phú Yên – Bình Định thì ai đã từng có dịp đặt chân tới miền quê được mệnh danh là xứ biển, xứ dừa này, chắc hẳn không thể không nhớ tới những nét đặc trưng nổi tiếng của bờ biển miền Trung ? Người dân nơi đây sống chất phác, hào phóng, dung dị và rất mến khách. Nơi đây là xứ sở của những rừng dừa xanh mát rười rượi, là “tổ tiên” của nhiều món đặc sản biển, là “vương quốc” của những món ăn dân dã như bánh xèo, bánh tráng cuốn thị heo , hay bánh tráng cuốn cá hấp, bún chả cá , bún cá giầm, mắm ruột…và nhiều món khác đã có trong danh sách ẩm thực Việt Nam mà KQ không thể kể hết trên khuôn khổ của trang báo này. Cũng như những vùng miền khác, nơi đây cũng xuất hiện những thổ ngữ có phần đặc biệt mà chỉ cần nghe giọng nói của họ là ta có thể nhận biết được họ từ đâu đến ( biết họ là người xứ Nẫu ) Rất dễ hiểu ! Vì có cái lí do , có cái căn nguyên sâu xa của nó. Kể từ khi chúa Nguyễn Hoàng vượt Hoành Sơn vào Đàng Trong bắt đầu một thời kỳ Nam Tiến mở mang bờ cõi, cư dân Việt từ miền Bắc và miền Trung Việt Nam bắt đầu di cư vào.Năm 1832 Bình Định và Phú Yên thành liên tỉnh Bình Phú, sau đó bỏ liên tỉnh này.Do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và văn hóa (tiếp xúc với cư dân bản địa), tiếng Việt ở khu vực này dần thay đổi. Phú Yên – Bình Định cũng nằm trong quy luật của sự đổi thay đó. Vì vậy nơi đây đã sản sinh rất nhiều phương ngữ. Phú Yên – Bình Định là vùng đất được nhắc đến với tên gọi mang đậm chất phương ngữ địa phương – “xứ nẫu”. Nơi đây, cũng như nhiều địa phương khác còn lưu lại không ít từ địa phương trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, trong dân ca, ca dao, tục ngữ…
đang được dịch, vui lòng đợi..
