Người tiêu dùng ngày càng trở nên thông minh, khôn ngoan và đưa ra yêu cầu ngày một nhiều hơn. Vì thế, vấn đề xây dựng thương hiệu trong bối cảnh này không chỉ là tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm…Người tiêu dùng ngày nay đã thay đổi thái độ chấp nhận thương hiệu sản phẩm.Ngoài chất lượng sản phẩm, giá hàng hóa tác động đến quyết định mua sản phẩm, người tiêu dùng gắn bó với thương hiệu làm ra sản phẩm còn vì sự đồng cảm với những hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động vì cộng đồng của doanh nghiệp… Các chuyên gia cho rằng do sự thay đổi nhận thức thương hiệu từ lý trí (mind-share) sang tình cảm (heart-share) mà việc xây dựng thương hiệu cần chú trọng hình thành sợi dây tình cảm giữa sản phẩm và người tiêu dùng. ở Việt Nam trong thời gian qua việc xây dựng thương hiệu dựa trên hình ảnh người lãnh đạo doanh nghiệp đã cho thấy hiệu quả thiết thực. Sự thành công của Pepsi so với Coca-Cola ở thị trường Việt Nam một phần là nhờ vào hình ảnh, hoạt động xã hội… của vị tổng giám đốc người Việt của Công ty Pepsi. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu không nên chỉ phụ thuộc vào hình ảnh người lãnh đạo, bởi vấn đề lớn hơn là sự vận hành của bộ máy doanh nghiệp. Ông Lý Quí Trung, Giám đốc Công ty Phở 24, nói: “Nhìn chung, xây dựng thương hiệu phải đi từ trong ra ngoài: hình ảnh người chủ doanh nghiệp, hoạt động của nhân viên, quan hệ với đối tác, khách hàng… Bên cạnh đó, quá trình xây dựng thương hiệu không thể tách rời việc cập nhật tình hình thế giới, xu hướng tiêu dùng trên thế giới… bởi trong môi trường kinh doanh toàn cầu ngày nay, mọi sự kiện đều có thể gây tác động dây chuyền đến thị trường Việt Nam”
đang được dịch, vui lòng đợi..
