Vietnam stock market: impressive 2013, 2014 expectationsThe stability of macro economy and a series of management policy, restructuring the stock market (STOCK MARKET) has brought the STOCK MARKET for Vietnam flourishes in 2013. With this platform, stepping into 2014, market expectations have more positive movement, continue to affirm the role of a channel which is vital for business and the economy.The stability of macro economy and a series of management policies, the firms have given the Vietnam STOCK MARKETS, for reflecting in 2013.The positive resultsIn the year 2013, although economic growth is not high and the business activity of the business (DN) still difficult but macroeconomics has stabilized, macro solutions has worked steadily. Inflation was curbed; The industrial production index increased 5.6% from the same period last year; Improved balance of payments; Using interest rate tends to decrease; The trend of foreign exchange market stability, increased foreign currency reserves; FDI increased 54.2% from the same period last year to ...Trên TTCK, các giải pháp như giảm thuế với chuyển nhượng chứng khoán, kéo dài thời gian giao dịch, áp dụng lệnh thị trường, nới biên độ giao dịch, điều chỉnh tỷ lệ giao dịch ký quỹ từ 40/60 lên 50/50 đã được áp dụng. Đồng thời, công tác tái cấu trúc TTCK được đẩy mạnh, đặc biệt là vấn đề sắp xếp lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán và việc ban hành các quy định mới về quỹ mở, triển khai giao dịch ETF đã tạo điều kiện thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các tổ chức đầu tư nước ngoài.Do vậy, TTCK Việt Nam năm 2013 đã có những diễn biến và kết quả khả quan. Chỉ số VN-Index tăng gần 23%; HN-Index tăng trên 13% so với cuối năm 2012. TTCK Việt Nam được đánh giá là 1 trong những nước có mức độ phục hồi mạnh nhất trên thế giới. Mức vốn hóa vào khoảng 964.000 tỷ đồng (tăng 199.000 tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương 31% GDP.Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên tăng 31%. Tổng giá trị huy động vốn kể cả phát hành riêng lẻ ước đạt 222.000 tỷ đồng, tăng 25%; trong đó cổ phiếu là 20,5 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2012; trái phiếu chính phủ (TPCP) đạt 177,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24%. Tổng dòng vốn nước ngoài luân chuyển đến nay đạt 4,4 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái và giá trị danh mục tăng khoảng 3,8 tỷ USD so với cuối năm 2012.Về tái cấu trúc cơ sở hàng hóa trên TTCK: Tiêu chuẩn phát hành, niêm yết được nâng cao theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012. Trên cơ sở đó, các văn bản pháp lý đã được ban hành để nâng cao tính công khai, minh bạch của thị trường; tăng cường quản trị công ty và từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. Nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tái cấu trúc các công ty niêm yết qua quá trình hợp nhất, sáp nhập DN, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư hướng dẫn về việc niêm yết của công ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập DN.Về tái cấu trúc thị trường trái phiếu: Bộ Tài chính đã ban hành Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu đến năm 2020, trong đó đề xuất chi tiết các giải pháp và kế hoạch triển khai cụ thể nhằm thúc đẩy thị trường trái phiếu bao gồm việc tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa TPCP có kỳ hạn từ 10 năm trở lên; củng cố hệ thống nhà đầu tư; hoàn thiện cơ chế và hệ thống giao dịch trái phiếu chính phủ và xây dựng và phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường.Trên cơ sở Thông tư 234/2012/TT-BTC hướng dẫn quản lý giao dịch trái phiếu chính phủ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định 160/QĐ-UBCK quy định chào mua, chào bán trên thị trường TPCP. Từ ngày 18/3/2013, hệ thống giao dịch TPCP phiên bản 2 và hệ thống Đường cong lợi suất TPCP chính thức vận hành.Về cơ bản hệ thống hoạt động ổn định, không ghi nhận lỗi phát sinh, thành viên đã tham gia chào mua, chào bán trên cả hai hệ thống (Giao dịch và Đường cong lợi suất). Đây là cơ sở quan trọng để hoàn thiện thị trường nợ và tạo tiêu chuẩn cho cả thị trường cổ phiếu. Việc hoán đổi tiếp tục được triển khai nhằm nâng cao tính thanh khoản; đã hoán đổi 4 đợt với khối lượng 33,4 triệu trái phiếu.Về tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư: Khung pháp lý cho việc ra đời các loại hình quỹ mới như quỹ mở, quỹ đầu tư bất động sản, ETF, công ty đầu tư chứng khoán đã được ban hành. Hiện nay đã có 9 quỹ mở được UBCKNN cấp phép chào bán, thành lập. Đây là tín hiệu thu hút vốn trong và ngoài nước nhằm tăng sức cầu của thị trường. UBCKNN, các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán đang triển khai xây dựng hệ thống giao dịch các sản phẩm mới như quỹ ETF, quỹ mở để đưa vào vận hành trong thời gian tới. Bộ Tài chính hiện cũng đang triển khai quỹ hưu trí tự nguyện nhằm tạo điều kiện bổ sung hệ thống an sinh, đồng thời tạo ra nhà đầu tư có tổ chức với vốn dài hạn cho TTCK.
Về tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán: Để tạo cơ sở pháp lý cho quá trình tái cấu trúc, UBCKNN đã trình Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư an toàn tài chính; Thông tư sửa đổi về tổ chức và hoạt động của tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Quá trình tái cấu trúc được triển khai quyết liệt, trên cơ sở thượng tôn pháp luật và các giải pháp thị trường. Căn cứ chỉ tiêu an toàn tài chính, UBCKNN đã phân loại các công ty chứng khoán (CTCK) thành 4 nhóm: Nhóm 1: nhóm hoạt động lành mạnh; Nhóm 2: nhóm hoạt động bình thường; Nhóm 3: nhóm bị kiểm soát; Nhóm 4: nhóm bị kiểm soát đặc biệt, từ đó đã có các giải pháp xử lý tương ứng. Cụ thể như sau:
+ Đối với các CTCK có hoạt động lành mạnh: Duy trì, ổn định và từng bước nâng cao năng lực tài chính; cơ cấu lại hoạt động kinh doanh; nâng cao năng lực kiểm soát và quản trị rủi ro. Nâng cao năng lực quản trị và điều hành công ty qua việc cơ cấu lại hệ thống quản trị, tổ chức lại bộ máy, nhân sự. Tạo điều kiện và hướng dẫn để các công ty tái cấu trúc thông qua hợp nhất, sáp nhập trên cơ sở phương án được Đại hội đồng cổ đông thông qua và theo quy định của pháp luật.
+ Đối với các CTCK hoạt động bình thường: Ngoài áp dụng các giải pháp như đối với các CTCK hoạt động lành mạnh còn thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động của các công ty thuộc nhóm này, tăng tần suất báo cáo về tỷ lệ an toàn tài chính lên 2 lần/tháng.
+ Đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán bị kiểm soát, kiểm soát đặc biệt: yêu cầu bổ sung vốn, rút bớt nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Đến nay, UBCKNN đã ra Quyết định chấp thuận: Rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán của 6 CTCK; nghiệp vụ tự doanh của 2 CTCK; nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành của 4 CTCK; nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán của 01 công ty; thực hiện hợp nhất đối với 2 công ty; tiến hành thủ tục giải thể đối với 3 công ty; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán của 2 CTCK. Như vậy, trên thực tế đến nay có 13/105 CTCK không có hoạt động môi giới chứng khoán.
Bên cạnh việc giảm dần số lượng các CTCK, UBCKNN hướng đến việc nâng cao chất lượng và năng lực hoạt động của các CTCK. UBCKNN đã ban hành Quy chế vận hành hệ thống quản trị rủi ro; Quy chế xếp loại và cảnh báo sớm theo tiêu chuẩn CAMEL, đồng thời, đang gấp rút hoàn thiện chế độ kế toán theo thông lệ quốc tế, tăng cường giám sát chế độ báo cáo, kiểm toán đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Về tái cấu trúc Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán: UBCKNN đang xây dựng Đề án hợp nhất 2 Sở giao dịch chứng khoán nhằm thống nhất theo chuẩn mực chung. Đề án thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam đang được tổng hợp ý kiến và dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.
Ngoài ra, UBCKNN hiện đang nghiên cứu xây dựng Trung tâm thanh toán bù trừ theo mô hình đối tác trung tâm; Hệ thống vay và cho vay chứng khoán phục vụ cho việc thanh toán, bù trừ các sản phẩm phái sinh; phối hợp Ngân hàng Nhà nước xây dựng và triển khai đề án chuyển chức năng thanh toán tiền TPCP từ ngân hàng thương mại sang Ngân hàng Nhà nước
đang được dịch, vui lòng đợi..