Ma làng là bộ phim với đề tài nông thôn, được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Trịnh Thanh Phong và công chiếu trên truyền hình năm 2007.Bộ phim đã rất thành công và nhận được sự yêu thích của khán giả xem truyền hình. Dưới bàn tay Nguyễn Hữu Phần, bức tranh nông thôn Việt Nam từ thời bao cấp khó khăn đến những sóng gió thời kinh tế thị trường được khắc họa chân thực, sâu sắc. Chọn bối cảnh xã hội những năm 80 với những biến động của thời cuộc ảnh hưởng đến từng con người trong xã hội, Ma làng lấy bối cảnh một vùng quê đói nghèo, lam lũ - nơi mà những trì trệ, u mê vẫn tồn tại, song hành với đó là nỗ lực của những con người cố gắng thoát khỏi những trì trệ đó.Bộ phim gây được tiếng vang lớn mang lại nhiều ấn tượng cho người xem. Phải kể đến vai trò không thể thiếu của các diễn viên, những người thổi hồn vào nhân vật trong phim, để bộ phim trở nên gần gũi và sinh động hơn bao giờ hết như: Bùi Bài Bình, Kim Oanh, Hồng Sơn, Quyền Lộc…Đặc biệt nữ diễm viên Kim Oanh đã xuất sắc trong việc thể hiện một cô Ló đanh đá chua ngoa của làng Bâm Dương.Qua khoá luận với đềtài: “Ngôn ngữ thể hiện vai nhân vật nông thôn Ló trong phim Ma làng”, chúng tôi muốn tìm hiểu và phân tích một tác phẩm phim truyền hình xuất phát từ nhiều chiềuhướng và góc độ khác nhau. Bên cạnh việc xem xét nội dung bộ phim, chủ đề mà phim muốn truyền tải, thì ngôn ngữ nhân vật đang là phương diện được nhiều người quan tâm. Nó không chỉ làm thể hiện con người nhân vật trong phim, mà qua lời thoại, còn truyền tải thông điệp ý nghĩa đến người xem phim. Từ góc độ ngôn ngữ, tác giả khoá luận đi sâu và giải đáp ngôn ngữ nhân vật trong phim Ma làng, cụ thể là nhân vật Ló. Với mục đích muốn góp phần vào việc hiểu rõ hơn không chỉ nhân vật mà còn giá trị nhân văn gửi gắm qua nhân vật nói riêng và tác phẩm truyền hình nói chung,trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi sẽ đi sâu vào mảng đề tài vẫn còn bỏ ngỏ này dưới góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội.
đang được dịch, vui lòng đợi..