Giải pháp 4: Thông tin tuyên truyền: Để một chính sách, một chủ trương được đi vào cuộc sống cần có các thông tin tuyên truyền. Việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho người dân, công chức nhà nước, nhất là đội ngũ doanh nghiệp để hiểu và nắm bắt được các thông tin về nội dung của hiệp định. Sẽ là tốt nhất cho việc thay đổi tư duy sản xuất, cách làm, cách chuẩn bị… nắm bắt cơ hội, đối mặt với thách thức.Giải pháp 5: Chú trọng cải cách doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với các yếu tố mới trong TPP nhằm đảm bảo các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô có thể được hưởng lợi từ thương mại. Cho nên, Việt nam cần chú trọng cải cách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, nhu cầu việc làm lớn việc phát triển loại hình doanh nghiệp này vừa phù hợp với năng lực nội tại vừa phù hợp với những ưu đãi của TPP.2. Đối với doanh nghiệpGiải pháp 1: Cơ cấu lại sản xuất: Những mô hình sản xuất nhỏ lẻ và manh mún ví dụ như ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều trở ngại khi mà các quốc gia khác trong TPP có quy mô sản xuất lớn và hiệu quả hoạt động cao. Do đó cần có một cơ chế, cách thức liên kết sản xuất, dồn điền, phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn. Với những ngành sẽ được lợi sau khi TPP có hiệu lực, như: dệt may, thủy sản, nông sản… cần chủ động các nhân tố lao động, vốn, đất đai và các tài nguyên khác.Giải pháp 2: Thay đổi tư duy sản xuất, tăng cường công tác nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật. Các doanh nghiệp Việt Nam thường là các doanh nhiệp vừa và nhỏ, quy mô nguồn vốn, trình độ quản lý và khoa học kỹ thuật không cao, thói quen kinh doanh, tập quán sản xuất lạc hậu. Cho nên, cần thay đổi tư duy sản xuất, tập quán sản xuất. Chú trọng nâng cao chất lượng, chú trọng đến xuất xứ hàng hóa. Tránh khả năng đánh mất thị trường, chịu áp lực cạnh tranh lớn thậm chí là thất thế về mặt pháp lý khi xảy ra tranh chấp và kiện tụng.IV. Kết luậnTrước những nội dung mà hiệp định được ký kết, Hiệp định TPP sẽ đem tới cho Việt Nam những cơ hội to lớn trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nó cũng đem đến những thách thức không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam vốn là nước kém phát triển. Hiệp định TPP được ký kết đó là cam kết bước đầu. Trong quá trình hoàn tất nội dung và được Quốc hội các nước thành viên thông qua cần có lộ trình của nó. Thời gian không còn nhiều để chính phủ và các doanh nghiệp chờ đợi. Ngay từ bây giờ chính phủ Việt Nam, mỗi thành phần kinh tế đều cần phải cố gắng, thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ. Có như vậy việc ký kết TPP mới đem lại thành công, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. V. Tài liệu tham khảo
đang được dịch, vui lòng đợi..
