Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lấy củ được du nhập vào nước ta từ đầu thế kỷ 19. Sắn là cây lương thực chính của cư dân nhiều vùng, nhất là các vùng đồi núi. Quan niệm đối với sản xuất sắn đã có nhiều thay đổi, vì lợi ích mà nó mang lại với tương lai đầy hứa hẹn trong công nghiệp sản xuất tinh bột, thức ăn gia súc, chế biến tạo ra các sản phẩm như: cồn, đường, bột ngọt, tinh bột. Nghiên cứu và sản xuất sắn đang được khích lệ, thực sự có chỗ đứng đáng được trân trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam. Sắn cùng với lúa và ngô là ba cây trồng được ưu tiên nghiên cứu phát triển trong tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp& Phát triển Nông thôn. Năm 2014, diện tích trồng sắn toàn quốc đạt 551,30 ngàn ha, năng suất củ tươi bình quân 18,55 tấn/ ha, sản lượng 10,2 triệu tấn (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2014). So với năm 2000, sản lượng sắn Việt Nam đã tăng hơn 3,93 lần, năng suất sắn đã tăng lên gấp hai lần. Tuy nhiên năng suất sắn của Việt Nam còn thấp hơn so với một nước Đông Nam Á như Lào (25,17 tấn/ ha), Indonesia (22,86 tấn/ ha), Thái Lan (21,82 tấn/ ha).
đang được dịch, vui lòng đợi..