Chart 1: evaluate the full extent of the professional knowledge of staff management, the staff take care of the social Center of the BR-VT on the current equipmentHiện nay trình độ chuyên môn của viên chức quản lý, nhân viên chăm sócở Trung tâm xã hội đã có những chuyển biến nhưng chưa đáp ứng ngang tầm nhiệm vụ. Tỉ lệ người được đào tạo mới đạt 44%. Năm 2013-2014 Trung tâm đã phối hợp với trường Đại học LĐXH (cơ sở 2) tổ chức tập huấn tại chỗ cho 51 cán bộ, tập huấn CSSKTT do Cục Bảo trợ tổ chức là 8 người, cử đi học lớp CTXH dành cho cán bộ quản lý được 2 người. Tuy vậy, tỉ lệ người đào tạo chưa đầy đủ và chưa qua đào tạo vẫn chiếm đại đa số với 56%. Điều này thực sự làm giảm đi hiệu quả của việc chăm sóc nuôi dưỡng và hỗ trợ người tâm thần. Phỏng vấn sâu 20 viên chức quản lý, nhân viên chăm sóc thì có tới gần chục ý kiến nhận xét họ vẫn còn lúng túng, khó khăn trong việc xử lý tình huống tạo lập mối quan hệ giữa nhân viên chăm sóc với người tâm thần, hạn chế các kỹ năng lắng nghe, vấn đàm, tham vấn, thấu cảm...hoặc kiến thức phòng ngừa và hợp tác mỗi khi bệnh tái phát, khi người tâm thần lên cơn kích động, chưa biết sử dụng các kỹ thuật quản lý ca, hoạt động nhóm trong trợ giúp cho người tâm thần. Kiến thức kết nối với cộng đồng cũng còn hạn chế. Khi phỏng vấn viên chức quản lý, nhân viên chăm sóc một số cơ sở tham gia chăm sóc trị liệu cho người tâm thần như bệnh viện tâm thần tỉnh, được biết hầu hết (với 90%) cán bộ chuyên môn của bệnh viện đều được đào tạo một cách bài bản cũng như tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn thường kỳ. Rõ ràng có một sự cách biệt khác lớn về đào tạo chuyên môn đối với cán bộ giữa Trung tâm xã hội (thuộc lĩnh vực ngành LĐTBXH) và bệnh viện tâm thần (thuộc quản lý của ngành Y tế).Điều này cho thấy cần chú trọng hơn nữa về đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn CTXH cho các cán bộ làm việc với người tâm thần ở nước ta nói chung và tỉnh BR-VT, Trung tâm xã hội tỉnh nói riêng.Khi được hỏi về nhu cầu đào tạo CTXH, 100% số người được hỏi nhận định kiến thức chuyên môn đối với công việc của họ là rất cần thiết (67%) và cần là 33%, không có ai trong số họ cho là họ không cần kiến thức kỹ năng chuyên môn.Hàng năm ngân sách, nguồn lực (tài chính) phục vụ cho hoạt động của Trung tâm xã hội tỉnh BR-VT có được từ 3 nguồn chính: Ngân sách Nhà nước, nguồn thu từ lao động sản xuất tại Trung tâm và sự ủng hộ từ thiện của các nhà hảo tâm và tổ chức từ thiện.Có thể nói công tác quản lý tài chính tại Trung tâm luôn được công khai minh bạch và có kế hoạch tiết kiệm chi ngay từ đầu năm. Nguồn lực tài chính chỉ được sử dụng cho các mục đích đã được đặt ra trong ngân sách và chi tiêu được theo dõi để duy trì mức quỹ được giao. Quản lý tài chính không chỉ tập trung vào thu nhập hàng năm và chi tiêu, chi tiêu nội bộ, còn bao gồm tài sản của tổ chức.Mục tiêu quản lý tài chính là lưu giữ hồ sơ chính xác và cập nhật của tất cả các chứng từ thu, chi đầy đủ các nguồn ngân sách, nguồn lao động sản xuất, của các nhà thiện nguyện để hàng năm so sánh phân tích kết quả thu hút nguồn lực bên ngoài đạt bao nhiêu %. Từ đó đặt ra mục tiêu ngoài nguồn lao động sản xuất phục vụ người tâm thần thì làm thế nào để các nhà thiện nguyện tự giác tham gia xã hội hóa ASXH là chính.
đang được dịch, vui lòng đợi..
