- Ngôn ngữ cũng chứa đựng trong mình những đặc trưng văn hoá . Cách xưng hô, cách diễn đạt thể hiện tính đẳng cấp trong giao tiếp. Ví dụ, đại từ nhân xưng ngôi thứ hai trong tiếng Anh chỉ dùng một từ (you), trong khi tiếng Việt có tới hàng chục từ (anh chị, ông bà, chú bác…), phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, vị thế, quan hệ . Trong một tổ chức , cách xưng hô khôn khéo và có sự tôn trọng trong lời nói có thể mang lại sự đồng thuận giữa các cá nhân với nhau để tạo ra sự đồng thuận với nhau để hướng tới lợi ích chung .
- Văn hoá là nguồn gốc của nhiều vấn đề trong tổ chức: cấu trúc tổ chức không phù hợp, thất bại trong đầu tư vào công nghệ mới, hay hệ thống kiểm tra tài chính kém. Trong phạm vi quản lý nguồn nhân sự trong tổ chức, văn hoá có tác động lớn trên các khâu của quá trình quản lý: tuyển chọn, đào tạo, xã hội hoá và hội nhập thành viên mới, hệ thống đánh giá mức độ thực hiện, thăng thưởng…
+ Thông qua hệ giá trị (chuẩn mực), các ứng viên nếu không đạt các yêu cầu sẽ bị loại. Như vậy, trong quá trình tuyển chọn, người quản lý nguồn nhân lực cố gắng làm rõ những năng lực, chuẩn mực thái độ, hành vi của các ứng viên. Người được nhận vào làm việc là người có hệ thống chuẩn mực phù hợp với yêu cầu của văn hoá tổ chức .
+ Thăng thưởng: Cơ chế và cách thức thăng thưởng có ảnh hưởng lớn đến văn hoá tổ chức. Cơ chế và cách thức này phụ thuộc vào quan điểm và cách nhìn nhận của giới quản lý. Các hình thức thăng thưởng có thể là tăng lương, đề bạt, thưởng tiền. Thăng thưởng có thể được giành cho người hoàn thành tất công việc cũng có thể cho người có thâm niên cao, mức độ lớn nhỏ của sự thăng thưởng có đủ tương xứng với cố gắng của người lao động hay không… sẽ khuyến khích hay làm nản lòng những người được thăng thưởng.
+ Ngoài thăng thưởng, các thành viên còn muốn được tham gia vào công việc chung, tham gia vào quá trình ra quyết định, được khuyến khích qua chia sẻ thông tin, được tư vấn và được sống và làm việc trong môi trường có quan hệ lao động tất để tạo dựng và phát triển tổ chức và cá nhân.
đào tạo nguồn nhân lực không chỉ tập trung vào cung cấp kiến thức, kỹ năng chuyên môn mà cần rèn luyện tác phong làm việc theo pháp luật, tinh thẩn hợp tác, lối sống lành mạnh, trung thực, tiết kiệm. Đặc biệt, cần cung cấp những hiểu biết xã hội, mở rộng tầm nhìn cho người lao động. Phát triển nguồn nhân lực không chỉ chú trọng giai đoạn đào tạo chính quy, giai đoạn tiền nhiệm sở mà cần dành sự quan tâm thích đáng cho các phương thức đào tạo phi chính quy, học tập tại nhiệm sở, trong tổ chức, tập trung thay đổi chính các mối quan hệ hiện hữu và tăng khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoàn cảnh thực tế.
Dựa trên trên chuẩn mực và hành vi văn hoá đúng đắn có thể xây dựng tầm nhìn hay truyền bá tới nhân sự về một tổ chức trong tương lai , thay đổi hình ảnh về tổ chức theo ý tưởng mới có hiệu quả cao . Qua đó có thể hiện thực hoá tầm nhìn đã xác định bằng việc sắp xếp lại tổ chức, tạo dựng cơ chế mới .
- Văn hoá có thể tác động tích cực hay tiêu cực đến quản lý nguồn nhân lực.
+ Văn hoá quyết định chuẩn mực, phương thức tuyển chọn nguồn nhân lực mới, cách thức xã hội hoá các thành viên mới, cách thức . Thay đổi các yếu tố văn hoá theo hướng tích cực giúp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực . Như vậy, văn hoá tác động đến cách thức quản lý nguồn nhân lực và thông qua quản lý nguồn nhân lực, văn hoá được truyền lại cho các thành viên mới .
đang được dịch, vui lòng đợi..