- Người ta tận dụng rơm khô để lợp nhà, làm chất đốt, trồng nấm và thức ăn cho trâu, bò…
- Không chỉ có vậy, hiện nay, với tiến bộ khoa học khoa học và công nghệ sinh học, rơm rạ là nguyên liệu chính cho một số ngành công nghiệp: làm giấy, sợi nhân tạo, vật liệu mới, sản xuất xăng biomass ( 62,6% là từ rơm – năm 2000)…
- Tuy nhiên, có một điều tồn tại rằng: ở một số vùng nông thôn hiện nay, rơm không còn được sử dụng để đun nấu như trước nữa, cộng với tập quán làm đồng của bà con → rơm sinh ra nhiều → đốt rơm ngay tại ruộng → lãng phí và gây nhiều tác hại:
• Sinh ra khói bụi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
• Đất trở nên khô cằn và bạc màu.
• Gây lãng phí lớn: đốt 1ha rơm thì có:
400kg Cacbon bay vào không khí.
Gần như toàn bộ lượng đạm có trong rơm mất hết: 53kg Nitơ , trên 1 bao phân Urê.
Khoảng 25% lân và 20% kali bị mất đi.
Silic còn lại nhưng do bị đốt nóng nên cây lúa không sử dụng được.
(nguồn - ĐH Cần Thơ)
- Ngoài rơm, một số phụ phẩm nông nghiệp giàu cellulose cũng bị bỏ phí như: thân cây ngô, vỏ lạc, vỏ trấu, bã mía…
- Các phụ phẩm này nếu qua xử lí vi sinh( trộn với vsv phân giải cellulose; vsv cố định đạm…) sẽ hoai mục → phân hữu cơ rất giàu dinh dưỡng bón cho cây trồng → giảm chi phí mua phân bón. Hiện nay đã có nhiều loại chế phấm vi sinh được sản xuất để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên,về phía mình, chúng em muốn được tìm thêm nguồn vi sinh vật mới có thể mang lại hiệu quả cao hơn.
đang được dịch, vui lòng đợi..