Tourism human resource is one of the most important factors decisive in the development of tourism, by man is the subject of active labor. The Department of human resources of tourism to become one of the urgent problems of modern tourism industry is because when travel is ever growing, the demand for increasing human resources in terms of both quantity and quality. Meanwhile, currently tourism human resources are lacking, the distribution and quality of human resources between the regions, countries in the world. Want to develop tourism to become a spearhead economic sector requiring high-quality human resources, particularly in the integration period. Nor does Vietnam located outside the General trajectory which, although in the Vietnam tourism is a new industry and only really began to flourish in the late 20th century. This article outlined the reality and propose some solutions to human resource development in tourism meets the needs of the new situation.Đầu tiên, Điều dễ nhận thấy là nhân lực trong du lịch hiện nay được hình thành và đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau do vậy chất lượng không đồng đều, chưa phù hợp với yêu cầu chuyên môn. Nguồn lao động vừa thừa lại vừa thiếu, thừa lao động chưa được đào tạo tay nghề thấp, nhưng lại thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật . Lao động trong ngành du lịch-khách sạn có trình độ cao còn quá ít so với yêu cầu ,và hầu như chỉ tập trung ở những thành phố lớn, các khách sạn cao cấp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các địa phương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu hết lao động không được đào tạo, chỉ tự bồi dưỡng không theo bài bản, kỹ năng nghiệp vụ thấp kém. Trong tổng số lao động trực tiếp hiện nay thì số lao động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm 2,3%, được đào tạo tại trung cấp và cao đẳng chỉ chiếm 6,6%, được đào tạo nghề chiếm 13,9%, bồi dưỡng ngắn hạn 18,9% , con số chưa được đào tạo chiếm tỉ lệ lớn 58,9%. Điều này chỉ ra rằng chất lượng nhân lực của nghành du lịch-khách sạn VN những năm vừa qua và hiện nay còn nhiều yếu kém. Giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề này là tăng cường phát triển các cơ sở đào tạo chất lượng cao, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như chất lượng chuyên môn của giáo viên đào tạo . Chương trình đào tạo cũng nên được chú trọng, phát triển và bám sát với thực tế chuyên môn của người lao động vì đây là một nghành nghề đặc thù đòi hỏi thực tập nhiều hơn là lý thuyết đơn thuần. Để có thể nâng cao chất lựơng lao động và đồng thời phải có những chính sách, hỗ trợ người chưa được đào tạo bài bản đang làm việc trong nghành được học những lớp bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Một thực trạng thứ hai phải kể đến đó là khoảng cách giữa cung và cầu khá lớn. Mặc dù số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp có tăng trong những năm qua, thì số lượng đó cũng chưa đủ để triển khai các hoạt động du lịch đang ngày càng đa dạng hoá về sản phẩm du lịch, loại hình du lịch và chất lượng các loại sản phẩm du lịch-khách sạn. Hơn nữa số khách du lịch đang ngày càng tăng trong những năm qua. Năm 2010 lượng khách du lịch nội địa vào khoảng 20-25 triệu lượt khách, khách quốc tế khoảng 5-6 triệu lượt khách, sẽ thu hút khoảng 1,4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho xã hội.Trong khi đó hiện nay trên cả nước chỉ có khoảng hơn 100 trường và trung tâm đào tạo chuyên nghành có đủ trình độ và năng lực đào tạo, với năng lực đào tạo tối đa là 30 nghìn người/năm. Những con số trên đã chỉ ra thực trạng thiếu hụt nhân lực trong lĩnh vực du lịch-khách sạn. Giải pháp đề ra để giải quyết thực trạng này là nên có chính sách ưu đãi nhiều hơn về chất lượng làm việc, phúc lợi xã hội cũng như lương bổng để thu hút hơn nữa số lượng lao động tham gia đào tạo để phục vụ trong ngành. Bên cạnh đó là sự đầu tư đúng đắng của Nhà nước, để phát triển hơn nữa các trung tâm, trường đào tạo với chất lượng tốt, cũng như tạo điều kiện để các tổ chức tư nhân thành lập các trung tâm tư nhân đào tạo những loại lao động chuyên biệt như: thông dịch viên, nhân viên giặt ủi, nhân viên pha chế,..đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành.Cuối cùng là về trình độ ngoại ngữ: Hiện nay, hơn một nửa lao động làm việc trong du lịch không biết ngoại ngữ, đây là một hạn chế rất lớn của du lịch Việt Nam. Trình độ ngoại ngữ có thể nói là công cụ tối thiểu cần thiết để người làm du lịch tiếp cận với du khách quốc tế. Số lao động biết ít nhất một ngoại ngữ chiếm 45% tổng số lao động (trong đó chủ yếu biết tiếng Anh). Ngay cả số lao động biết tiếng Anh cũng chỉ có 15% ở trình độ đại học, còn lại là ở trình độ A, B, C. Số lao động biết 2 ngoại ngữ trở lên khoảng 28%. Theo một khảo sát ngẫu nhiên do TOEIC Việt Nam (đơn vị năm 2006 đã được Tổng cục Du lịch chọn làm đối tác xây dựng thang chuẩn tiếng Anh cho 6 nghề trong ngành du lịch) tiến hành tại khoảng 200 doanh nghiệp khách sạn và lữ hành trên toàn quốc, cho thấy đại bộ phận nhân viên có trình độ tiếng Anh rất thấp so với vị trí đảm nhiệm. Cá biệt, một số lượng không nhỏ nhân viên thuộc hạng khách sạn 5 sao chỉ đạt mức điểm 10/990 của bài thi TOIEC. Như vậy có thể thấy rằng, chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam hiện nay cũng đang là một vấn đề đáng phải quan tâm. Vấn đề đặt ra hiện nay là chúng ta cần phải có một chiến lược để phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu về mặt số lượng mà phải đảm bảo chất lượng, với một cơ cấu hợp lý. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc rất lớn vào công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực. Muốn nguồn nhân lực có chất lượng thì giải pháp đặt ra là nguồn nhân lực đó phải được đào tạo một cách bài bản theo đúng chuẩn mực. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam hiện nay đư ợc tiến hành song song giữa hệ thống đào tạo quốc gia và tại các doanh nghiệp du lịch. Hệ thống đào tạo quốc gia là các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Các doanh nghiệp du lịch bao gồm cả các khách sạn, nhà hàng và các công ty lữ hành. Bên cạnh đó là các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức liên kết hoặc do các nước, các tổ chức hay dự án của nước ngoài tài trợ sẽ giúp cải thiện vấn đề yếu kém ngoại ngữ đối với lao động làm việc trong ngành du lịch-khách sạn.Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển du lịch. Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đang đứng trước thực trạng thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; cơ cấu về trình độ và phân bố giữa các doanh nghiệp, vùng miền không cân đối; trình độ ngoại ngữ, tin học kém… Đây thực sự là điều đáng lo ngại cho ngành du lịch Việt Nam, nhất là khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO. Vấn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực du lịch Việt Nam hiện nay là cần đào tạo nguồn nhân lực; tranh thủ mọi sự hợp tác, hỗ trợ của nước ngoài; huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để có thể phát triển nguồn nhân lực theo chuẩn khu vực và quốc tế, góp phần đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như Đảng và Nhà nước đã xác định.
đang được dịch, vui lòng đợi..