Recently, comments "reviews the history", "rewrite history" was raised under some form with a number of different General variables, but through their expression can type rules in three preliminary groups: "a. rewrite history because of that lack of authentically (documents)Asymptotic process awareness is the truth. Historically, when generations have comprehensive data, more feet, then the historical awareness of new developments. Such is the requirement of social science, is the usual respectable of historians. But there are people taking advantage of this, loudly claiming "revisionist history", "rewrite history" with no transparency.Gần đây, ý kiến "xét lại lịch sử", "viết lại lịch sử" được nêu lên dưới một số hình thức với một số biến tướng khác nhau, nhưng qua biểu hiện của chúng có thể sơ bộ quy loại trong ba nhóm: "a. Viết lại lịch sử vì cho rằng thiếu chân thực (về tư liệu) và thiếu hiểu biết (về phương pháp); b. Viết lại lịch sử để tô vẽ bản thân; c. Viết lại lịch sử với mưu đồ chính trị". Không rõ do động cơ và ý đồ không trong sáng, do thiếu hiểu biết và thiếu trách nhiệm, hay do "thói quen giật tít câu view" mà một số tờ báo, tạp chí đã góp phần làm sai lệch một số vấn đề lịch sử? Với mức độ, tốc độ lan truyền thông tin như hiện nay, với sự thiếu trách nhiệm trong kiểm chứng hoặc thẩm tra độ chính xác của thông tin, thì điều này gây tác hại rất lớn. Như có tờ báo phỏng vấn "nhà cách mạng lão thành", nhưng "nhà" này "nhớ nhầm", nói sai, quy công lao về phía mình. Có sách lại viết về "nhân vật lịch sử quá cố" với bao niềm thương tiếc, trong khi chính người này lại vẫn sống khỏe mạnh (!). Có báo, sách công bố sai lệch nhiều tư liệu, chữa lại cả sự kiện lịch sử đã được khẳng định - mà cái "sự mới" do họ viết ra lại không dựa trên cơ sở khoa học nào... Những ấn phẩm đó mang danh viết về lịch sử nhưng lại làm "nhiễu" kiến thức, gây mơ hồ và chính sự mơ hồ "chưa kết luận", dẫn đến sai lệch trong tư duy, dẫn đến nghi vấn về sự thật.Một loại "xét lại lịch sử" khác nhằm phục vụ âm mưu "hạ bệ thần tượng, giật đổ tượng đài". Thực ra, những người muốn "xét lại lịch sử" với ý đồ đó khi lớn tiếng hô hào xét (viết) lại lịch sử chỉ mượn danh khoa học lịch sử. Không khó để nhận ra phương pháp họ sử dụng rất phi khoa học, tư liệu họ dùng để làm "bằng chứng" được ngụy tạo một cách sống sượng. Một thói quen hay gặp ở các tác giả muốn "viết lại lịch sử" là thường nhấn mạnh các chi tiết riêng lẻ mà không đặt chúng trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Như một người từng có những năm đứng trong đội ngũ chiến đấu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, sau khi "trở cờ" lại lớn tiếng lên án chế độ mình từng bảo vệ "trong suốt cả thời gian dài mấy chục năm (dưới chính thể Việt Nam DCCH) không có ai được cấp hộ chiếu để đi du lịch nước ngoài" (!). Hẳn ông ta quên là trong bối cảnh cả nước sống với câu khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến", thì một người Việt Nam chân chính ai lại nghĩ đến đi du lịch nước ngoài! Xa hơn nữa là cái "công trình" cho rằng "truyền thuyết trăm trứng liên quan tới Lạc Long Quân - Âu Cơ từng được ghi lại trong Lục độ tập kinh - một bộ kinh Phật; truyền thuyết về An Dương Vương chỉ là dị bản mô phỏng trận đánh giữa anh em Pandu và Duryodhana được kể lại trong Mahabharata - một sử thi Ấn Ðộ" được một tờ báo làm rùm beng, làm không ít người vì băn khoăn mà đã nghi ngờ các công trình nghiên cứu lịch sử.Sinh thời, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp - người là một thầy giáo dạy môn lịch sử, đã nói đại ý: Người làm sử phải có trái tim nhiệt thành, đầu óc sáng suốt, ngòi bút ngay thẳng. Từ cái gọi là "công trình" họ đã công bố, có thể thấy một số người tham gia viết sử hôm nay có hai điều kiện kể trên nhưng ngòi bút của họ lại "không thẳng". Ðiều đáng nói là các cơ quan, cán bộ có trách nhiệm tổ chức, quản lý công việc viết sử lại bỏ qua, giữ thái độ im lặng, "án binh bất động", tuy họ thừa hiểu rằng làm như vậy là sai. Do đó, họ đã (vô tình hay hữu ý) im lặng trước một việc sai, có thể tiếp tay cho cái sai tiếp theo, đó là điều cần phê phán. Bên cạnh đó, việc một số cuốn sách, tờ báo thiếu cẩn trọng đưa thông tin sai sự thật tới công chúng, hoặc đưa thông tin không chính xác, thậm chí sai về lịch sử cũng ảnh hưởng nghiêm trọng nhận thức chung.Lịch sử Việt Nam có những trang bi hùng. Nhiều lần đất nước bị kẻ thù xâm chiếm, tàn phá, rồi bằng nỗ lực của toàn dân mà đất nước lại hồi sinh. Bối cảnh đó làm cho nhiều giá trị văn hóa, nhiều tư liệu lịch sử bị hủy hoại, dẫn đến thực tế là không phải giai đoạn nào cũng có tư liệu lịch sử phong phú, và lịch sử giai đoạn đó được chép một cách đầy đủ, chính xác. Ðó cũng là lý do mà lịch sử cần phải nhận thức từng bước, các bộ sử cần được tu chỉnh, thậm chí viết lại. Việc làm này trước hết là phụ thuộc vào người viết sử - những người nhận trọng trách trước xã hội về sự chân thực, chính xác khi tái hiện quá khứ. Việc nghiên cứu và viết sử cần ở người viết một tầm nhìn rộng hơn ngoài chuyên môn sâu của mình để phân định điều gì của lịch sử đã được khẳng định, điều gì còn là tồn nghi, điều
đang được dịch, vui lòng đợi..