Light up the stage effects arise and form the buds of the rebirth. The process of forming scar tissue, embryos are affected by light (Pierik et al., 1987). Debergh and Associates (1992) have reported light intensity and leaf size conditioner as well as to developing the morphology of plants. The light has a great influence over the process of photosynthesis arise morphology in plants through photosynthesis plant receptor (Kendrick and Kronenberg, 1994). Sự chiếu sáng có ảnh hưởng lên sự sinh trưởng của tế bào, mô thực vật và sự sinh tổng hợp chất biến dưỡng sơ cấp và thứ cấp (Ouyang et al., 2003). Nhìn chung, chúng tăng theo cường độ chiếu sáng và hiện tượng bão hòa ánh sáng xuất hiện sau khi cường độ chiếu sáng đạt đến điểm bão hòa ánh sáng, khác nhau từ loài này đến loài khác (Zhong et al., 1991). Sự chiếu sáng với cường độ ánh sáng và chất lượng phổ ánh sáng khác nhau có tác động đáng kể lên sự sinh trưởng của mô sẹo của Cistanche deserticola và sự sinh tổng hợp phenylethanoid glycosides, một thành phần có vai trò quan trọng trong việc ổn định chức năng sinh sản, tiếp nhận các gốc oxygen tự do và chống lão hóa do sự biến đổi hoạt tính của phenylalanine ammonia lyase (PAL), enzyme then chốt xúc tác cho sự bố trí cố định trong không gian, kháng, khử nhóm ammonia từ cả phenylalanine và tyrosine để tạo ra cinamic acid và các tiền chất của nó (Ouyang et al., 2003). Ánh sáng trắng là tổng hợp của các loại ánh sáng có bước sóng khác nhau (400-800 nm), thích hợp cho nhiều loại đáp ứng của thực vật. Trong suốt thời gian nuôi cấy dịch huyền phù của Perilla frutescens, ánh sáng trắng với cường độ 20 µmol.m-2.s-1 tỏ ra rất hiệu quả và lượng anthocyanin được tạo ra cao gấp hai lần so với không chiếu sáng (Zhong et al., 1991). Ánh sáng trắng tăng cường sự sinh trưởng của chồi cây Artemisia annua L. và làm tăng hàm lượng artemisinin của nó. Trong điều kiện tối, chồi không sinh trưởng và artemisinin không tạo ra (Cashmore et al., 1999). Ánh sáng đỏ và đỏ xa có tác dụng kéo dài rễ và lóng thân. Khi nuôi cấy lông rễ của Artemisia annua L., sinh khối lông rễ và hàm lượng artemisia dưới ánh sáng đỏ cao hơn 17-67% so với dưới ánh sáng trắng. Tỷ lệ bức xạ tia đỏ:đỏ xa (R:Fr) có ảnh hưởng đến sự kéo dài lóng thân ở thực vật. Người ta có thể tính tỷ lệ bức xạ R:Fr trong các môi trường khác nhau dựa trên sự hấp thu các sắc tố quang hợp (Wang et al., 2001). Ánh sáng xanh thúc đẩy sự sinh trưởng của mô sẹo nhưng lại ức chế sự kéo dài thân. Mô sẹo được nuôi cấy dưới ánh sáng xanh 435 nm cho nhiều sinh khối (18,4 g trọng lượng khô) và PeG (2,4 g/l) cao nhất, lần lượt cao hơn 19 và 41% so với khi nuôi cấy dưới ánh sáng trắng. Điều này được giải thích do hoạt tính của PAL trong mô sẹo được nuôi cấy dưới ánh sáng xanh cao hơn so với dưới ánh sáng trắng (Ouyang et al., 2003). Việc chiếu ánh sáng xanh liên tục khi nuôi cấy cây Rau diếp (Lactuca sativa L.) trong môi trường nước làm giảm đáng kể sự kéo dài trục hạ diệp so với việc chiếu ánh sáng đỏ (Volmaro et al., 1998). Ánh sáng xanh tăng cũng làm giảm chiều cao của Antirrhinum (Khattak et al., 2004). Ánh sáng xanh lục và tia UV gần (bước sóng 200-380 nm) có khả năng kìm hãm sự sinh trưởng của thực vật do tác động đến quang hợp và sự phát triển bình thường của cây. Ngược lại, khi loại bỏ một cách có chọn lọc các tia UV gần và xanh lục từ ánh sáng trắng sẽ tăng cường sinh trưởng cho cây (Khattak et al., 2004).
đang được dịch, vui lòng đợi..