2.2. the Festival management in Dong AnhPractices in the Organization and management of traditional festivals in the District of Dong Anh from 2001 onward showed each Festival has a method of management and how organizations varies depending on the type, scale, aim, Festival organizers, however in the district can transport about 2 main model form as follows :2.2.1. organisation and management model of community-run featureIn this festival, the role of self-governing communities are present in all of the stitching, the main link of the Organization and management of the Festival: from the planning, content and conduct the Festival to the practice, organization of activities; in the management of revenues and expenses; during the restoration, embellished monument; in protecting the environment, preserving the social security (from management, order tracking treatment until the small jobs such as collecting admission, looks to keep the car...). Typical for this model including the Festival of the Temple of Marquis in the Swiss Forestry Township. 2.2.2. Models combining the role of self-governing communities with the support of the StateĐó là những lễ hội mà việc tổ chức các hoạt động lễ và hội vẫn do cộng đồng quyết định và thực hiện là chính, tuy nhiên, đã có sự chỉ đạo, định hướng và tham gia của các ban, ngành chính quyền và đoàn thể. Kinh phí tổ chức lễ hội cũng được Nhà nước tài trợ một phần và sự hỗ trợ của chính quyền thể hiện rõ nhất ở các khâu an ninh, trật tự với sự tham gia của các lực lượng công an, cảnh sát, y tế… Ngoài ra, chính quyền cũng can thiệp sâu vào việc quản lý các nguồn kinh phí thu được từ lễ hội. Đơn cử như các lễ hội đền An Dương Vương ở Cổ Loa, lễ hội Đình Viên Nội ở xã Vân Nội, lễ hội chùa Quan Âm ở xã Bắc Hồng… Ở lễ hội đền An Dương Vương xã Cổ Loa, chính quyền cấp Huyện, cấp xã và các cơ quan chuyên môn có sự tham gia tích cực vào các hoạt động tổ chức lễ hội. Toàn bộ các hoạt động về nghi lễ, thực hành nghi lễ đều do cộngđồng dân cư nơi đây toàn quyền tổ chức, vai trò thực hành lễ hội của cộng đồng được phát huy tối đa. Các nội dung về công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, hạn chế tệ nạn xã hội… đều có sự can thiệp của chính quyền các cấp; Về mặt tài chính, 100% số tiền thu được từ các nguồn thu được UBND xã quản lý, công khai minh bạch rõ ràng, báo cáo cụ thể chi tiết với UBND cấp huyện và quần chúng nhân dân, sau khi cân đối thu chi số tiền còn lại một phần được gửi ngân hàng để dùng cho các hoạt động tổ chức lễ hội năm sau và tu bổ di tích và một phần được chuyển về quỹ khuyến học của xã. Đây có thể xem là một mô hình điểm về phương thức quản lý và tổchức lễ hội truyền thống hiện nay ở huyện Dong Anh, bởi ưu điểm nổi trội của mô hình dạng này là vừa phát huy được vai trò tự quản của cộng đồng, tận dụng tinh thần chủ động, sáng tạo của người dân, đồng thời có sự giám sát, điều chỉnh kịp thời của các cơ quan chức năng khi có những vấn đề nổi cộm xảy ra. 2.3. Các hoạt động quản lý lễ hội2.3.1. Công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị lễ hội 2.3.1.1. Công tác lãnh chỉ đạo Trong những năm qua, việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong công tác quản lý lễ hội trên địa bàn Huyện được thực hiện nghiêm túc, việc quản lý và tổ chức lễ hội đã từng bước đi vào nề nếp. Hoạt động lễ hội diễn ra phong phú phát huy được vai trò của chủ thể cũng như năng lực sáng tạo các giá trị văn hóa của nhân dân, giáo dục truyền thống, tôn vinh người có công với dân, với nước, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân, tạo khí thế vui tươi, lành mạnh trong đời sống xã hội. 2.3.1.2. Công tác nghiên cứu, bảo tồn, phục hồi giá trị lễ hội Hệ thống di tích lịch sử văn hóa cách mạng và lễ hội truyền thống của Dong Anh phong phú, đa dạng, để đảm bảo việc nhận diện chính xác các giá trị văn hóa, lịch sử từ lễ hội cũng như đánh giá thực trạng của lễ hội truyền thống trên địa bàn Huyện cần có sự thống nhất trong việc xây dựng nguồn tư liệu làm căn cứ lưu giữ, bảo tồn cũng như làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu chuyên sâu 2.3.1.3. Tuyên truyền, quảng bá, phát huy giá trị lễ hội Thực tế cho thấy, không chỉ quần chúng nhân dân mà đôi khi có cả cán bộ, lãnh đạo, đảng viên không am hiểu về lễ hội ngay tại địa phương mình, chỉ nhận thức sơ sài không rõ lịch sử, bản chất và giá trị của lễ hội nên không thấy được vai trò và ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống; Chính bởi vậy, việc tuyên truyền, quảng bá, phát huy giá trị lễ hội là việc làm thiết thực cần được triển khai thực hiện. Là địa bàn rộng với nhiều loại hình di tích lịch sử kèm theo đó là 93 lễ hội truyền thống, đại đa số du khách thập phương hoặc chính người dân sở tại tham dự lễ hội như một nhu cầu không thể thiếu họ hòa mình vào không gian lễ hội nhưng không hiểu rõ tại sao lại có lễ hội đó nên không có ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy giá trị lễ hội2.3.2. Quản lý các điều kiện tổ chức lễ hội 2.3.2.1. Quản lý nhân lựcTrên thực tế cho thấy, việc huy động nguồn nhân lực cho việc tổ chức lễ hội là việc làm quan trọng và cần thiết bởi lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mà ở đó người dân vừa là chủ thể sáng tạo ra các sinh hoạt văn hóa đó, vừa là khách thể hưởng thụ những giá trị văn hóa do mình sáng tạo ra. Hiện nay, trên địa bàn Huyện tại các khu vực tổ chức lễ hội bao gồm cả cấp Huyện, cấp xã và thôn làng đều có hai loại nhân lực được quản lý là: nguồn nhân lực tại chỗ gồm cư dân địa phương thường xuyên tham gia các hoạt động dịch vụ có liên quan trong phạm vi ảnh hưởng của di tích; cư dân địa phương tham gia vào các hoạt động của lễ hội như: nghi lễ, diễn xướng, trò chơi dân gian và nguồn nhân lực vãng lai gồm các đối tượng lao động không cố định như: người bán hàng rong, người ăn xin. 2.3.2.2. Quản lý tài chính Đối với nguồn tài chính tại lễ hội, Phòng VH&TT phối hợp cùng phòng Tài chính - kế hoạch của Huyện ra thông báo hướng dẫn việc quản lý thu chi trong lễ hội cho UBND các xã cũng như tiểu ban quản lý di tích tại các thôn làngBiểu 1.2. Thống kê nguồn kinh phí công đức tại lễ hội năm 2015TT TÊN LỄ HỘI SỐ TIỀNCÔNG ĐỨC NỘI DUNG CHI1 Lễ hội Đền An Dương Vương 1,2 tỷ đồng Tổ chức lễ hội, quỹ khuyến học2 Lễ hội Đền Sái 4 tỷ đồng Tổ chức lễ hội, tu bổ, tôn tạo di tích3 Lễ hội Đình Đường Yên 70 triệu đồng Tổ chức lễ hội4 Lễ hội Chùa Quan Âm 250triệu đồng Tổ chức lễ hội, tu bổ di tích, quỹ khuyến học5 Lễ hội Đình Xuân Trạch 104 triệu đồng Tổ chức lễ hội [Nguồn: Phòng VH&TT cung cấp]Thực tế cho thấy nguồn kinh phí thu từ tổ chức lễ hội chủ yếu vẫn chỉ phục vụ cho việc tổ chức lễ hội, một số ít địa phương trích một phần kinh phí dành cho việc tu bổ, tôn tạo di tích - không gian thiêng để tổ chức lễ hội. Vấn đề đặt ra là từ hai lễ hội lớn của huyện đến các lễ hội nhỏ tại từng địa phương của Huyện Dong Anh chưa có nơi nào dùng kinh phí thu được từ nguồn công đức để đầu tư vào việc quy hoạch không gian lễ hội. 2.3.2.3. Quản lý di tích lịch sử văn hóa Lễ hội truyền thống đang trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội và quảng bá hình ảnh của từng địa phương. Do đó, việc tăng cường quản lý lễ hội truyền thống gắn với giữ gìn bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc là việc làm cần thiết. Trao đổi về nội dung quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Huyện trong những năm qua, bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó phòng VH&TT đã khẳng định: “Trong 10 năm trở lại đây Phòng VH&TT đã tích cực chỉ đạo việc đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích, bởi di tích chính là không gian tổ chức lễ hội, là nơi thờ nhân vật được tưởng niệm trong lễ hội nên cần thực hiện công tác bảo vệ, tôn tạo, đầu tư chống xuống cấp cho di tích, đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất để lễ hội hàng năm được tổ chức trang trọng, thành kính. Công tác bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp di tích luôn được đầu tư, quan tâm. Các di tích khi tu bổ thực hiện đúng Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 6/2/2003 của Bộ VHTT về ban hành quy chế bảo quản tu bổ và phục hồi di tích lịch sử văn hoá danh lam thắng cảnh. Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, một số di tích được nhà nước hỗ trợ kinh phí tu sửa một phần, nhân dân đóng góp gấp 3 lần thậm chí gấp 5 lần để hoàn thiện phần tu bổ nâng cấp cho di tích. Từ 2001 đến 2014 đã có 226 di tích được đầu tư tu bổ với tổng kinh phí là 245 tỷ 629 triệu đồng trong đó vốn ngân sách và nguồn đấu giá đất kẹt được sử dụng là 105 tỷ 74 triệu đồng, vốn huy động xã hội hoá là 139 tỷ 882 triệu đồng”.Dưới đây là biểu thống kê số tiền đầu tư cho tu bổ di tích từ năm 2001 đến 2014:
Biểu 2.2. Thống kê kinh phí tu bổ di tích từ năm 2001 - 2014
đang được dịch, vui lòng đợi..