Thai Thuong Risk Premium2 hours · Has editing · TO UNDERSTAND NEW IDEAS, WE NEED TO CHANGE THE PERCEPTION.Với khái niệm chân không tuyệt đối tồn tại khắp không gian vũ trụ, khiến chúng ta không thể hình dung ra nổi sự đồng thời giữa tia tới và tia phản xạ trên cơ sở tư duy dựa vào luật Nhân Quả, có cái trước rồi mới có cái sau. Tệ hại hơn, quan niệm này đã cản trở chúng ta lý giải các tương tác thông qua khoảng cách và sự tồn tại, khiến chúng ta mặc dù đã nghĩ ra mọi khả năng như không gian cong đa chiều, các loại hạt với những đặc tính phi vật chất thậm chí là khái niệm lượng tử hết sức trừu tượng cùng vô số những phương pháp toán học cao siêu,v.v… nhưng cho đến nay ngoài những phát hiện mới của vật lý thực nghiệm ra, vật lý lý thuyết vẫn chẳng đạt được bước tiến nào đáng kể, mọi thách thức của tự nhiên vẫn còn đó, như thời vật lý cổ điển. Nói tới đây, chắc nhiều bạn nghĩ ngay đến thuyết tương đối và hằng số Plank, vì đã giúp vật lý hiện đại ra đời để giải quyết sự bế tắc của vật lý cổ điển trong việc lý giải một số hiện tượng tự nhiên như sự bất biến của vận tốc ánh sáng, khủng hoảng vùng tử ngoại, khi năng suất bức xạ toàn phần của một vật tiến tới vô cùng,v,v.. Thực ra đây chỉ là sự ngộ nhận như là một giải pháp tình thế, chỉ tạm thời giúp khoa học vượt qua khủng hoảng nhận thức, nhưng về lâu dài sẽ làm cho khoa học chệch hướng.Với mô hình photon lấp đầy vũ trụ, thay vì mô hình chân không tuyệt đối, và coi đây là môi trường không gian vật chất không trọng lượng, trên cơ sở định luật Bảo toàn hướng trục con quay tự do, thì không gian vật chất này đồng nhất với không gian Euclid. Vì là môi trường, nên không thể phân biệt các phần tử của môi trường với nhau được, do vậy mà khái niệm chuyển động tương đối giữa các phần tử môi trường là vô nghĩa. Môi trường này không có khối lượng nên không có tính quán tính, tức tương tác tương hổ dừng là mọi chuyển động của các phần tử môi trường cũng dừng tức thời, không có chuyển động tự do theo quán tính, mọi tương tác đều được truyền đi tức thời ra khắp toàn không gian vật chất của vũ trụ.Ánh sáng là dạng truyền tương tác giữa các phần tử môi trường, nên cũng phải tuân thủ nguyên tắc, tức thời, liên tục của môi trường không khối lượng, cụ thể. Khi tia sáng xuất phát từ A, ngay lập tức tại B cách A một khoảng cách bao nhiêu tuỳ ý cũng nhận được tương tác của tia sáng này, theo nguyên lý lực và phản lực tác dụng, hay tia tới và tia phản xạ cùng xuất hiện đồng thời. Chúng ta chưa thể nhìn thấy 2 tia này, vì không thể nhận biết được chuyển động tương đối giữa các phần tử môi trường, mặc dù chúng tồn tại hiện hữu trong thực tế. Theo định luật Phân bố bức xạ, thì các bức xạ luôn có vận tốc lớn nhất và bất biến là C. Theo định luật Quan hệ vận tốc, vận tốc tương đối Vtđ giữa tia tới và tia phản xạ là Vtđ=C/căn2, đây cũng là vận tốc lớn nhất Vmax của mọi phần tử vật chất và cũng chính là vận tốc mà thế giới vật chất của chúng ta có thể nhận biết được. Chiếu Vmax lên phương khoảng cách, ta có Vhc = C/2, vì cùng xuất hiện đồng thời và ngược hướng, nên nếu coi A hoặc B đứng yên, theo quan niệm phi thực tế như hiện nay, ta có vận tốc tương đối giữa bức xạ với chúng ta sẽ là Vtđ = C/2+C/2 = C. Trong khi thực tế thì, vì sự bình đẳng, đồng thời và tính tương đối của chuyển động, chúng ta và bức xạ cùng chuyển động theo phương khoảng cách với vận tốc Vhc = C/2 ngược chiều nhau.Theo quan niệm về tốc độ như hiện nay, thì thời gian t để A nhận được tín hiệu ánh sáng phản xạ từ B, sau khi phát tia sáng đến B sẽ là ( coi A, B đứng yên cố định) : t = 2.AB/C. Theo quan niệm về tốc độ của lý thuyết spin (A,B đồng thời chuyển động với vận tốc Vmax =C/căn2): t = AB/C/2 . Tuy kết quả là như nhau, nhưng ý nghĩa là khác nhau một trời một vực. Một đằng là vận tốc C khứ hồi, theo luật nhân quả, tức chúng ta chỉ nhìn thấy hình ảnh quá khứ của mọi vật. Một đằng là tia sáng tới đâu là ta nhìn thấy mọi vật ngay lập tức lúc đó, tức chúng ta chỉ có thể nhìn thấy hình ảnh hiện tại của mọi vật thể. Đây là lổ hổng do quan niệm sai lầm về vận tốc tương đối và vận tốc tuyệt đối trong khoa học hiện nay.Với trình độ phổ thông và mới chập chững bước vào tìm hiểu khoa học, thì bài viết này chỉ mang đến sự ngạc nhiên và bối rối. Nhưng với những ai có trình độ chuyên môn hoặc đang đam mê nghiên cứu khoa học, khi đọc bài này mà vẫn với thái độ thờ ở, coi thường không để tâm suy ngẫm để cũng cố lại kiến thức của cá nhân và nhân loại, thì quả thực không nên tự xưng là nhà khoa học nữa.
đang được dịch, vui lòng đợi..