b.6. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng làm bài.
Đây là một công việc cần thiết. Giáo viên giảng dạy đội tuyển phải xây dựng một cách có hệ thống, phân chia theo mảng, chuyên đề không được dạy tràn lan, chung chung, thích chỗ nào dạy chỗ ấy. Các dạng bài tập phải bám sát chương trình nội dung kiến thức mà các em đã được học.
*Tổ chức cho học sinh thực hành theo chuyên đề bằng hệ thống bài tập.
Từ những chuyên đề trên giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành dưới hình thức ra đề bài yêu cầu học sinh thực hành, sau đó chấm chữa, nhận xét, đánh giá những ưu khuyết điểm của từng học sinh, giúp học sinh nhận ra được những lỗi sai của mình, những thiếu sót phải bổ sung. Đồng thời hướng dẫn học sinh cách làm bài một cách tỉ mỉ .
Phải hướng dẫn các em biết chủ động phát triển các dạng bài trong các đề thi từ dễ đến khó. Đây là hình thức quan trọng và phải tiến hành thường xuyên bởi học sinh càng làm quen với nhiều dạng đề, càng viết nhiều thì sẽ thành thói quen , có nhiều kinh nghiệm khi gặp phải dạng bài tập đó vì '' Trăm hay không bằng tay quen... Bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng, hình thức này còn cung cấp bổ sung rất nhiều kiến thức cho học sinh .
Một yêu cầu đối với hình thức này là sau khi dạy lý thuyết trên lớp, giáo viên phải chuẩn bị trước các bài tập vận dụng cho học sinh làm ngay tại lớp và bài tập nâng cao hơn cho về nhà. Giáo viên sẽ kiểm tra, sữa bài tập đó vào buổi tiếp theo.
b. 7- Hướng dẫn học sinh tự học, chấm chữa bài cho nhau
Song song với việc tổ chức cho học sinh luyện tập thực hành, giáo viên cho học sinh đổi chéo bài làm để chấm điểm cho bạn cũng là để sửa lỗi cho mình. Thông qua cách làm này học sinh có thể tìm ra được những nhược điểm của nhau và sửa chữa cho nhau, ngoài ra còn có thể học tập ở nhau những điểm tốt, nhớ lâu hơn những lỗi sai và cố gắng tránh ở những lần sau gặp phải.
Hoặc học sinh có thể sửa bài của mình sau khi thầy cô giáo đã chấm. Chú ý những thiếu sót mà thầy giáo đã phát hiện, viết lại theo chỉ dẫn. Ngoài ra giáo viên dành ít thời gian để hướng dẫn học sinh đọc tài liệu tham khảo, sử dụng sách tham khảo trong học tập, rèn luyện kỹ năng cho mình.
Với những hình thức này đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu nhiều tài liệu, năng sưu tầm mới có thể cung cấp được nhiều tài liệu cho học sinh. Đồng thời cũng yêu cầu học sinh phải có sổ tích luỹ vốn từ và những cấu trúc ngữ pháp quan trọng để phát triển ngôn ngữ.
b. 8- Thảo luận trao đổi, giải đáp thắc mắc, hệ thống chương trình
Sau khi đã sử dụng các hình thức trên, giáo viên dành một thời gian nhất định hai đến ba buổi học cho học sinh thảo luận những kiến thức đã được học. Tập hợp những ý kiến thắc mắc, băn khoăn, vướng mắc để giải đáp bổ sung , đồng thời hệ thống củng cố lại giúp các em có một lượng kiến thức vững vàng trước kỳ thi .
4. Kiểm nghiệm:
Trên đây là một số biện pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi mà tôi đã áp dụng trong một số năm trở về đây . Sau đây là kết quả mà tôi đã đạt được trong công tác tập huấn học sinh giỏi môn tiếng anh văn hóa và Olympic:
Năm học 2006 - 2007: - Số học sinh đạt giải cấp tỉnh: 5 em
Năm học 2008 - 2009: - Số học sinh đạt giải cấp huyện : 3 em
Năm học 2010- 2011: - Số học sinh đạt giải cấp tỉnh: 7 em
- Số học sinh đạt giải cấp huyện là: 11 em
Năm học 2012- 2013: - Số học sinh đạt giải cấp tỉnh: 8 em
- Số học sinh đạt giải cấp huyện là: 11 em
Kết quả này cho thấy, số học sinh đạt giải chưa cao, cũng chưa nhiều nhưng cũng duy trì được chất lượng học sinh giỏi hàng năm. Điều này đã phản ánh được tác dụng của những phương pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi nói trên .
đang được dịch, vui lòng đợi..
