Một là, nâng cao ý thức của người dân, người tham gia giao thông về trật tự an toàn giao thông. xây dựng hiểu biết luật ATGT, tự giác giữ gìn kỷ cương và tuân thủ đạo đức xã hội trong tham gia giao thông của mỗi con người và cộng đồng là việc làm rất cần thiết trong tình hình hiện nay, góp phần quan trọng trong việc kiềm chế và giảm thiểu TNGT, ùn tắc giao thông Để nâng cao ý thức người dân thì công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức Văn hoá giao thông cần phải được mở rộng, thực hiện một cách đồng bộ từ cơ quan nhà nước, các đơn vị, doanh nghiệp đến các khu dân cư, tổ dân phố, mỗi gia đình và từng thành viên trong xã hội. Nói đến an toàn giao thông, yếu tố con người là chính yếu nhất, chủ đạo nhất trong đảm bảo an toàn giao thông. Cùng với các hành vi chấp hành luật giao thông thì thái độ ứng xử của người tham gia giao thông đóng vai trò không nhỏ trong việc giữ gìn trật tự ATGT, Chính vì vậy việc chúng ta xây dựng nếp sống Văn hoá giao thông, văn minh đô thị là kết quả của quá trình đi từ nhận thức( bao gồm cả đạo đức, tư cách) đến hành vi ứng xử của người tham gia giao thông, tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong nhân dân, góp phần trong việc kiềm chế và giảm thiểu TNGT, ùn tắc giao thông. - Hai là cải tạo, mở rộng và xây dựng mới cơ sở hạ tầng giao thông. Bên cạnh việc nâng cấp, sửa chữa hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông cũ nát, xuống cấp thì chúng ta phải nhanh chóng mở rộng, xây dựng mới các đường trục chính, hoàn thành các tuyến vành đai, cải tạo các nút giao thông và làm cầu vượt tại các nút giao thông trọng yếu, mở các tuyến cửa ngõ ra vào thành phố; nâng cấp và mở thêm đường ở các khu vực có tỷ lệ đất dành cho đường sá còn quá thấp, huy động vốn đầu tư để đền bù giải phóng mặt bằng làm mới các tuyến đường khu vực phía sau của các trục phố chính...Phải thực hiện một cách khẩn trương, nhanh chóng công việc này để giải thoát lưu lượng giao thông, đồng thời tạo các làn đường bố trí cho xe buýt hoạt động. - Ba là, cần tăng cường công tác kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm người vi phạm trật tự ATGT. Việc chấn chỉnh vi phạm bắt đầu từ các hành vi là nguyên nhân dẫn đến TNGT như phóng nhanh, vượt ẩu, chạy quá tốc độ, chở quá số người quy định... Đổi mới các biện pháp trong việc bảo đảm trật tự ATGT, nhất là công tác tuần tra kiểm soát, giám sát vi phạm về trật tự ATGT bằng các công nghệ hiện đại và thông minh như camera, hộp đen giám sát hành trình phương tiện đường dài, xây dựng thêm các trạm dừng chân phù hợp, có nơi kiểm tra phương tiện, nhà nghỉ cho lái xe...Thu tiền phạt tự động qua thẻ, tài khoản ngân hàng...Bổ sung các biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm về trật tự ATGT mang tính nghiêm trọng như thu hồi vĩnh viễn giấy phép lái xe, tạm giữ phương tiện, truy tố trước pháp luật, xét xử công khai nơi công cộng để răn đe, giáo dục các đối tượng khác... 4. Học sinh, sinh viên, thanh niên với Văn hoá giao thông
+ góp phần xây dựng nhiều tuyến phố, nhiều con đường xanh – sach - đẹp; xây dựng nhiều con đường giao thông nông thôn; bảo vệ, giữ gìn và xây dựng nhiều công trình giao thông công cộng...
+ là đội ngũ tuyên truyền viên tích cực về văn hoá giao thông. Ngoài nhiều đợt ra quân, diễu hành xây dựng Văn hoá giao thông, có rất nhiều hình thức tuyên truyền mà lực lượng thannh niên đã và đang tham gia như: tổ chức tuyên truyền qua hệ thống bảng tin, website; biên tập, in ấn và phát tờ rơi, panô, áp phích và băng, đĩa, cờ, khẩu hiệu, các tài liệu tuyên truyền về Văn hoá giao thông; tổ chức các diễn đàn, toạ đàm trao đổi về Văn hoá giao thông...Lực lượng học sinh, sinh viên, thanh niên đã dương cao khẩu hiệu: “ Văn hoá giao thông, đồng hành tuổi trẻ”, “ Văn hoá giao thông là không tai nạn”, “ Một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”, “ Xây dựng xã hội giao thông văn minh, đầy tình người và không tai nạn”...
+ là lực lượng xung kích, lực lượng chủ chốt tham gia vào công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tiêu biểu như sinh viên, thanh niên tình nguyện phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông điều khiển giao thông trên các tuyến đường hay xảy ra ùn tắc.
- lực lượng học sinh, sinh viên, thanh niên có một trách nhiệm lớn lao trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh, hiện đại, văn minh nói chung và xây dựng Văn hoá giao thông nói riêng. Trước hết bản thân họ phải là những người gương mẫu, đi đầu trong việc giữ gìn trật tự ATGT, trong việc xây dựng Văn hoá giao thông. Thứ hai, họ phải tích cực tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, cổ động về Văn hoá giao thông trên mọi miền đất nước, kể cả những vùng xa, vùng sâu. Thứ ba, thanh niên, học sinh, sinh viên phải không ngừng đóng góp tài, sức vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, xây dựng nếp sống văn hoá giao thông. Thứ tư, họ phải đấu tranh mạnh mẽ với những biểu hiện tiêu cực, với những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông mà trong số đó không ít người là thanh niên, học sinh, sinh viên...Thanh niên, học sinh, sinh viên phải sống và làm việc đúng như câu nó
đang được dịch, vui lòng đợi..
