Con người chúng ta tạo ra rất nhiều rác! Mỗi hộ dân ở Anh tạo ra khoảng 1 tấn rác mỗi năm! Mỗi hộ dân có 4 người tại thành phố Hồ Chí Minh thải ra trung bình 2,4 kg rác/ngày (nếu tính trung bình mỗi người thải ra 0,6 kg rác/ngày), mỗi năm trung bình một hộ dân thải ra 0,87 tấn rác! Phần lớn lượng rác này được vận chuyển và chôn lấp hoặc đốt trong lò đốt rác – mà cả 2 hình thức này đều gây nguy hiểm cho môi trường. Rác của chúng ta có thực sự là rác? Nếu nghĩ kỹ, phần lớn cái chúng ta quăng đi có thể sử dụng lại. Việc tái chế chất thải rất có ý nghĩa và không chỉ giải quyết vấn đề tìm địa điểm để chứa chất thải. Phần lớn chất thải bao gồm thủy tinh, kim loại, nhựa và giấy. Tài nguyên của chúng ta như cây cối, dầu mỏ, than và nhôm được sử dụng với một khối lượng khổng lồ để tạo ra các sản phẩm này và các nguồn tài nguyên một ngày nào đó sẽ cạn kiệt.Vậy thì chúng ta cần phải làm gì ?· Hãy phân loại rác. Những chất hữu cơ như vỏ khoai, rau úa, thực phẩm thừa, lá trà, v.v có thể chất thành đống trong vườn để chuyển thành phân vi sinh như là một nguồn phân bón tự nhiên tốt cho cây cối. Lon nhôm, chai thủy tinh, giấy có thể bán cho những nơi tái chế.· Sử dụng giấy tái chế để cứu rừng cây. Giấy tẩy trắng thường được dùng để in báo và loại giấy này khi sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước. Tốt nhất nên sử dụng giấy tái chế hay loại giấy không qua tẩy trắng.· Đem quần áo cũ của bạn đến những nơi làm từ thiện.· Tránh sử dụng nhựa. Nhựa khó tái chế. Một cách để cắt giảm nhựa là từ chối sử dụng túi nhựa do nhân viên siêu thị cung cấp và sử dụng những túi làm bằng vật liệu bền chắc, hoặc sử dụng túi nhựa nhiều lần cho đến khi không còn dùng được nữa.· Đừng mua những hàng hóa được đóng gói quá nhiều lớp. Nhiều hàng hóa chúng ta mua được gói với lượng bao bì nhựa và giấy bao quanh chúng nhiều hơn mức cần thiết.· Chúng ta phải cắt giảm năng lượng sử dụng và tiết kiệm điện. Đừng lãng phí điện. Điện được sản xuất bằng cách đốt than, dầu và khí và hoạt động này thải ra khí cac-bô-níc.· Xe gắn máy và xe hơi thải ra khí cac-bô-níc và ô xít ni-tơ. Vì vậy nên cắt giảm đi xe gắn máy và xe hơi nếu có thể. Đi bộ hoặc xe đạp – cũng là cơ hột tốt để bạn tập thể dục!· Tái chế chất thải của bạn càng nhiều càng tốt khi có thể. Khí mê-tan, loại “khí nhà kính” có ảnh hưởng nhiều nhất, được phát thải vào không khí khi rác trong bãi rác bị phân hủy. Giảm lượng rác chở đến bãi rác sẽ giúp làm giảm lượng khí mê-tan phát thải từ bãi rác.· Thay đổi thói quen mua hàng và tiêu dùng để giảm tác động đến môi trường là xu thế đang phát triển trên thế giới. Những thói quen đã bị mất dần đi, nay đang được khuyến khích trở lại tại các nước giàu có. Xách theo túi mua hàng là một ví dụ khi đi siêu thị. Ở Thụy điển, hàng hóa sau khi tính tiền của bạn chỉ được đựng trong những túi nylon rất mỏng manh và rất dễ rách nếu bạn mua hàng nhiều và nặng. Muốn có những túi nhựa dầy để đựng hàng như vẫn thường thấy trong các siêu thị của TP. HCM bạn phải trả tiền khoảng 6.000-10.000đ tùy kích cỡ. Đây là một biện pháp kinh tế của chính phủ để hạn chế việc tiêu thụ túi nhựa cũng như thải rác nhựa ra môi trường và khuyến khích người dân đem theo túi đựng hàng có thể sử dụng được nhiều lần như túi vải, giỏ xách. · Đi ăn buffet ở nhà hàng, bạn thay đĩa nhiều lần là điều bình thường. Nhưng nếu bạn giảm số lần thay dĩa đi, sẽ giúp giảm lượng nước dùng để rửa dĩa đấy! Nước cũng là tài nguyên mà! Thêm nữa, đừng phung phí thức ăn, ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Lương thực, gia súc, gia cầm được nuôi trồng rồi mới chế biến thành thức ăn cho chúng ta tiêu thụ. Và cũng phải khai thác môi trường để có những sản phẩm này. Những gợi ý thay đổi cách sống nói trên thực tế thiên về việc thay đổi cách chúng ta suy nghĩ hơn là về việc từ bỏ chúng. Nếu chúng ta mở rộng tầm suy nghĩ về mọi việc, chúng ta thấy rằng thường thì ta nhận được nhiều hơn mất khi chúng ta thay đổi cuộc sống của mình để bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta.
đang được dịch, vui lòng đợi..