Năm 2008 thế giới đã rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 –1933. Cuộc khủng hoảng này khởi đầu bằng cuộc khủng hoảng cho vay địa ốc dưới chuẩn ở Mỹ, nhưng lý do sâu xa của nó là sự mất cân bằng quốc tế của các khu vực kinh tế trụ cột trên thế giới và những vấn đề nội tại của hệ thống ngân hàng Mỹ và châu Âu. Cuộc khủng hoảng ở Mỹ lan rộng và đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc suy thoái toàn cầu. Mỹ, châu Âu và Nhật Bản lần lượt rơi vào suy thoái. Đối với nền kinh tế Việt Nam: một nền kinh tế mở phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế khác và phụ thuộc nhiều vào đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nên rơi vào khủng hoảng là điều không thể tránh khỏi. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng Việt Nam là 8,46%, năm 2008 giảm xuống còn 6,31%. Cụ thể là trong nước sản xuất đình đốn, đầu tư tăng thấp, tiêu dùng có dấu hiệu chậm lại, tình trạng thất nghiệp gia tăng nhanh Trước tình hình này, nhà nước phải đưa ra biệnpháp để giải quyết. Một là kích cầu và phải đương đầu với tình hình lạm phát gia tăng, hai là không làm gì cả nhưng sự chờ đợi sẽ rất lâu và sự hồi phục có thể không xảy ra. Và chính sách kích cầu được đánh giá nhanh và phù hợp trong thời điểm hiện tại.
đang được dịch, vui lòng đợi..