2.4. Cải tổ cơ cấu công nghiệp và thị trường lao động
Nhằm điều chỉnh việc đầu tư quá theo hướng nâng cao hiệu quả, hầu hết các công ty Nhật Bản tập trung khai thác theo chiều sâu, tức là tìm mọi cách để đổi mới quản lý và nâng cao năng suất lao động. Trên thực tế, các doanh nghiệp Nhật Bản xúc tiến cải tổ cơ cấu theo các hướng sau đây:
Một là, thay đổi trong Keiretsu và các mối quan hệ hợp đồng phụ
Cần phải nhấn mạnh rằng, sự tăng giá của đồng Yên và quá trình quốc tế hóa nền sản xuất đã và đang bắt đầu làm thay đổi các mối quan hệ giữa nhà thầu phụ và Keiretsu. Do chi phí cao và lợi nhuận thấp nên nhiều hãng lớn phải giảm số lượng các nhà cung cấp và thậm chí phải cắt bỏ các đơn đặt hàng với các nhà thầu phụ vốn được ưa chuộng. Trong khi đó, một số nhà sản xuất lớn như nhà sản xuất ôtô ít do dự hơn trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp bên ngoài mạng lưới truyền thống của mình nhằm giảm chi phí. Đồng thời để có thể tồn tại được, các nhà thầu phụ bắt đầu tìm kiếm các cơ hội kinh doanh trong phạm vi rộng hơn với các hãng lớn khác, thậm chí cả các công ty là đối thủ của chính Keiretsu. Áp lực cắt giảm chi phí đã làm tăng khối lượng giao dịch thương mại chéo của Keiretsu.
Các công ty tận dụng việc tăng giá của đồng Yên và chi phí nhân công rẻ để mua hàng nhiều hơn từ các nhà cung cấp có cơ sở ở nước ngoài. Một loạt các công trình nghiên cứu do các nhà kinh tế thực hiện gần đây đã bắt đầu lí giải tại sao các hoạt động này lại có được các lợi ích rõ rệt như vậy. Điều dễ nhận thấy là, các công ty tìm nguồn cung từ nước ngoài sẽ quay lại với các nhà thầu phụ. Với các nhà thầu phụ, họ lại phát triển các mối quan hệ lâu dài thông qua hình thức liên doanh hoặc thông qua các cơ chế khác. Đồng thời, họ cũng nhận được sự khuyến khích đầu tư ra nước ngoài của mạng lưới nhà cung cấp truyền thống. Liên quan tới vấn đề này, nhà kinh tế học Nhật Bản nổi tiếng Dr. Yoshio Suzuki nhận xét rằng “tối đa hóa lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường diễn ra lâu hơn trong khu vực Đông Á so với phương Tây. Tương tự, ở Đông Á việc cạnh tranh lành mạnh trong một thị trường không cần thiết phải cân bằng cơ hội trong các giao dịch điểm diễn ra thường xuyên. Thỉnh thoảng trong các giao dịch cũng xuất hiện cơ hội ngang bằng, nhất là trong mối quan hệ lâu dài với những người tiêu dùng thuỷ chung”.
Hai là, điều chỉnh thị trường lao động
Bất chấp việc các phương tiện thông tin đại chúng đề cập quá nhiều tới hành động giảm sản xuất của các công ty và tăng chậm của nạn thất nghiệp, dường như Nhật Bản không gặp phải tình trạng náo động thị trường lao động như những năm 1950. Quá trình điều tiết diễn ra vào thời điểm khi mà thị trường lao động Nhật Bản đã không còn kiểm soát được nữa. Không giống như các nước Tây Âu, Nhật Bản phải chấp nhận cắt giảm sản xuất trong điều kiện ảnh hưởng đến chính trị và xã hội thấp nhất đến mức có thể. Tỉ lệ thất nghiệp đã tăng từ 2,1% năm 1990 lên đến 3,2% vào tháng 4 năm 1995. Các dự đoán bi quan hơn cho thấy, tỉ lệ thất nghiệp có thể vượt quá 4% trong thập niên đầu thế kỷ 21. Đối với tầng lớp lao động trẻ mới vào nghề (từ 15 đến 24 tuổi) thì tỉ lệ thất nghiệp còn cao hơn. Tuy nhiên, với tỉ lệ như vậy khi đem so sánh với các nền công nghiệp phát triển khác thì tỉ lệ thất nghiệp của Nhật Bản vẫn còn thấp. Điều lưu ý là, xu hướng trong tương lai của thị trường lao động Nhật Bản là việc khan hiếm lao động, chứ không phải là sự dư thừa lao động. Theo một số nhà kinh tế học, khi nguồn lao động Nhật Bản tăng theo tỉ lệ là 0,92% trong thời gian 1980-1990 thì tỉ lệ tăng trưởng sẽ vẫn giảm xuống 0,36% trong giai đoạn 1990-2000. Từ năm 2000 đến 2010, tăng trưởng nguồn nhân lực có thể chậm lại ở tỉ lệ 0,25%/năm. Việc già hoá của dân số Nhật Bản trong vòng hơn hai thập kỉ tiếp theo không chỉ làm tăng đáng kể các chi phí xã hội của Chính phủ mà còn đẩy chi phí lương tăng lên đối với các tập đoàn tư nhân. Trong bối cảnh này các công ty lớn đã điều chỉnh bằng cách giảm mức độ quan trọng của tính thâm niên làm việc trong việc tính toán tiền lương. Giảm sự khuyến khích công nhân làm việc suốt đời tại một công ty.Điều này không chỉ làm thay đổi cơ cấu tiền lương mà còn làm tăng tính linh hoạt của thị trường lao động và khuyến khích người lao động tìm kiếm các cơ hội công việc tốt hơn trong các lĩnh vực mở rộng hơn.
Trong giai đoạn ngắn hạn và trung hạn, vấn đề dư thừa lao động vẫn nảy sinh, nhất là đối với nhóm người lao động trí óc. Tuy nhiên, điều này không làm tổn hại tới nhóm công nhân lao động phổ thông. Nhằm giải quyết vấn đề của nhóm người lao động trí óc, các công ty có xu hướng chuyển các nhà quản lý cấp trung sang các công ty con và các công ty phụ thuộc. Sự tăng trưởng kinh tế thấp có thể làm cho tình hình xã hội trở nên phức tạp hơn. Việc bãi bỏ điều tiết trực tiếp có thể tạo ra các cơ hội triển khai các loại hình kinh doanh mới trong các ngành như dịch vụ, công nghệ thông tin và nhờ đó giúp giải quyết được lực lượng lao động trí óc này. Đồng thời, việc bãi bỏ điều tiết trực tiếp cũng có thể làm tăng việc cắt giảm sản xuất và sức ép dư thừa lao động sẽ gia tăng, đặc biệt là ở các cấp quản lý và thư ký văn phòng.
Người ta thấy rõ tác động của việc suy giảm kinh tế đối với việc tuyển dụng các sinh viên mới ra trường tham gia vào thị trường lao động lần đầu tiên. Vài năm trước, những sinh viên mới ra trường trẻ tuổi này có rất nhiều cơ hội việc làm. Nhưng hiện nay, khi các công ty cạnh tranh nhau nhằm tối thiểu hóa chi phí nhân công “suốt đời” thì họ trở nên do dự khi tuyển thêm người lao động. Việc giảm tuyển dụng lao động và thậm chí đóng băng trong nhiều công ty cao cấp đã làm sâu sắc thêm tính cạnh tranh việc làm đối với lao động trẻ tuổi và buộc nhiều ứng cử viên có trình độ cao phải theo đuổi những nghề nghiệp kém phù hợp. Những người lao động trẻ khi có được một công việc tốt lại gặp phải nguy cơ bị đóng băng về mức lương.
đang được dịch, vui lòng đợi..