Trong những năm qua, hợp tác giáo dục đại học đang trở thành mối quan hệ hợp tác phát triển, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các trường đại học ở Châu Á. Trong đó, hợp tác giáo dục đại học Việt Nam và Trung Quốc là ví dụ điển hình cho mối quan hệ hợp tác nói trên. Trung Quốc và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng trong hệ thống chính trị lịch sử, sự tăng trưởng và phát triển kinh tế qua các thời kỳ, mô hình phát triển giáo dục đại học và cùng phải đối mặt với những thách thức trong công cuộc toàn cầu hóa. Từ thực tiễn đó chúng ta có rất nhiều điều để học hỏi lẫn nhau từ các kinh nghiệm cụ thể trong quan hệ hợp tác quốc tế nói chung và trong mối quan hệ hợp tác giáo dục mang tầm quốc tế nói riêng.Để thực hiện thành công công cuộc toàn cầu hóa, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế cần thiết phải thúc đẩy các hoạt động hợp tác giáo dục. Với lý do đó chúng tôi mạnh dạn thực hiện bài viết: “ Hợp tác giáo dục đại học Việt Nam Trung Quốc”. Bài viết có mục tiêu sau đây: Hệ thống cơ sở lý luận về toàn cầu hóa ảnh hưởng đến giáo dục đại học; Đưa ra những cơ sở thực tiễn về mối quan hệ hợp tác giáo dục đại học giữa Việt Nam và Trung Quốc; Đưa ra những bằng chứng hợp tác giáo dục giữa Đại học kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên và một số trường của Trung Quốc; Phân tích mô hình SWOT để đánh giá về mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa trường Đại học kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên và một số trường của Trung Quốc; Đề xuất một số hình thức hợp tác giáo dục đại học
đang được dịch, vui lòng đợi..