II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT : Do các bài học được xây dựng theo các chủ điểm nên không tránh được việc có khá nhiều từ mới xuất hiện trong việc trình bày các chu điểm. Ngoài kĩ năng sử dụng từ điển để tra cứu nghĩa và cách dùng của từ mới, giáo viên cần phải giúp học sinh phát triển một số chiến thuật học từ qua việc suy đoán ý nghĩa của văn bản và nghĩa của từ mới bằng cách vận dụng kiến thức ngôn ngữ có sẵn phối hợp với: -Tranh/ ảnh, văn cảnh hay tình huống được nêu trong văn bản; -Kinh nghiệm sống của cá nhân; -Việc suy diễn từ các gợi ý trong văn cảnh/ ngữ pháp/ cú pháp, dựa vào các thành phần tạo từ- từ tố (tiền tố/ hậu tố, căn tố), dùng các thông tin đã được giới thiệu trong các phần trước của bài học; -Nhớ lại xem đã gặp từ mới ở đâu đó trước đấy; -Dùng từ điển giải thích nghĩa của từ bằng tiếng Anh ngoài từ điển song ngữ; -Ghi chép một cách có hệ thống theo cách riêng của từng cá nhân; -Nhờ giáo viên hoặc các học sinh khác giúp đỡ.Trong khi dạy từ , giáo viên cần phân biệt từ chủ động (active vocabulary) và từ thụ động (passive vocabulary) để có những biện pháp , kĩ thuật trình bày và rèn luyện phù hợp. Từ thụ động là những từ chỉ cần đọc hiểu trong văn cảnh. Từ chủ động là những từ cốt lõi để hiểu văn bản và có tần suất dùng nhiều trong giao tiếp.
đang được dịch, vui lòng đợi..
