Văn hóa Nhật Bản và Việt Nam có một số nét tương đồng mặc dù hai quốc gia không có chung vị trí địa lý. Văn hóa Nhật Bản có những nét đặc sắc, giàu tính truyền thống, khiến cho nhiều du học sinh muốn tìm hiểu và khám phá nền văn hóa Nhật Bản này.1.lời chào Khi chào hỏi cũng như khi bày tỏ sự biết ơn và xin lỗi của mình, người Nhật thường hay cúi người xuống. Người Nhật bao giờ cũng phải làm như vậy. Nó phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp. Nghi thức trang trọng này vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay. Cách chào của người Việt đơn giản hơn người Nhật. Ở Việt Nam, trẻ con hay người nhỏ tuổi, để thể hiện tính lễ phép, thì khoanh tay lại và gập người xuống để chào người lớn. Người Việt khi chào hỏi, luôn quan tâm đến 3 điều: nụ cười, sự lễ phép và cách xưng hô. Người Việt thường vòng tay trước ngực và cúi đầu chào. Cách chào hỏi này vừa khiêm tốn, lắng nghe, vừa trân trọng người đối diện. Khi chào hỏi, người nhỏ tuổi hơn, cấp bậc nhỏ hơn sẽ chào trước. Người lớn tuổi hơn, cấp bậc cao hơn sẽ chào hỏi sau, cùng trân trọng và lắng nghe.2.phong cách hội thoạiNgười Nhật luôn ý thức rất rõ vị trí của mình. Khi tiếp xúc, sau những lời chào hỏi xã giao, nếu là chủ nhà, họ thường chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước. Một điều rất quan trọng trong giao tiếp là cách tạo ra thiện cảm ban đầu trong công việc cũng như sinh hoạt, người Nhật không muốn bị lãng quên. Khi muốn làm quen hoặc giao dịch công tác, họ sẽ trao một tấm danh thiếp để tự giới thiệu mình. Điều này rất quan trọng vì đây là thông điệp chính thức giúp hai bên dễ dàng nói chuyện với nhau hơn. Người Nhật rất quan tâm vấn đề thời gian nếu có cuộc hẹn. Họ sẽ khó chịu khi phải đợi và sẽ mất cảm tình với người sai hẹn. Người Việt rất tế nhị và lịch sự trong hội thoại, sau khi chào hỏi xã giao thì có thói quen không mở đầu câu chuyện trực tiếp, không nói nhanh vào vấn đề như người Nhật mà họ sẽ bắt đầu cuộc hội thoại bằng cách hỏi về gia đình . Người Việt có truyền thống uống trà , rượu… trong cuộc hội thoại. 3. phong cách giao tiếpNgười nhật không thường xuyên bắt tay, ôm hôn mà luôn giữ khoảng cách khi giao tiếp. Người Nhật cúi người xuống khi chào. Cúi người xuống càng thấp và lâu là biểu hiện của sự tôn trọng. Trong cuộc hội thoại ,người Nhật không tranh cãi công khai mà cố gắng che giấu suy nghĩ và ấn tượng riêng. Người Nhật rất quý lúa gạo. Những ai biết sử dụng đũa để ăn sẽ nhanh chóng tạo được thiện cảm với người Nhật. Người Nhật rất để ý và coi trọng chất lượng, đẳng cấp. người Nhật rất thích hát karaoke. Người Nhật không thích người khen ngợi và họ cho lời khuyên với người khác. Người Nhật coi trọng diện mạo bên ngoài và thường không muốn để cho người ngoài biết họ có tính tiết kiệm. Khi nói chuyện điện thoại, người Nhật thậm chí còn mỉm cười hoặc cúi người xuống chào người bên kia..Người Việt Nam rất thích giao tiếp. Họ thích đi thăm viếng và có long hiếu khách . Họ không phân biệt giai cấp hay tầng lớp. Đó không phải nhu cầu công việc của người Việt mà là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ. Nhưng họ lại hay rụt rè trong giao tiếp . Họ rất quan tâm đến người khác và có tính cách tò mò. Họ coi trọng sự hòa thuận và đoàn kết. Người Việt rất coi trọng danh dự cá nhân khi giao tiếp. Họ có ngôn ngữ xưng hô rất đa dạng và phong phú.
4. phong cách phán quyết
Trước khi người Nhật đưa ra quyết định nào đó thì họ suy nghĩ rất kỹ và thường tôn trọng ý kiến của tập thể. Xã hội Nhật Bản rất coi trọng giá trị tập thể. Họ không đánh giá cao vai trò cá nhân, mà luôn hướng đến sự đồng tâm hợp lực để đạt được kết quả cao nhất. người nhật làm việc gắn liền với tính nguyên tắc, kỉ luật được thể hiện mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt là trong công việc. Khi làm việc, họ không bao giờ thay đổi nguyên tắc của công việc. Trong chuyên môn, họ tạo ra môi trường tốt để có thể sáng tạo tốt nhất trong khả năng của bản thân. Người Nhật làm việc tại các công ty thường nặng nề vì cường độ làm việc quá cao hay áp lực công việc lớn, có sự phân cấp và làm theo mệnh lệnh. Tuy nhiên họ rất thành công.
Người Việt đôi khi không đưa ra được quyết định chính xác nhưng họ thường gặp may mắn trong công việc. Họ đánh giá cao vai trò của cá nhân . Nhưng họ thường làm trái với nguyên tắc, kỹ luật dẫn đến sai phạm.
đang được dịch, vui lòng đợi..