Game -là loại hình trò chơi vốn nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí ngày càng cao của con người. Nhưng với nhiều người không biết kiềm chế bản thân, ham muốn một cách quá đáng và chơi vô cùng thì GAME gây ra nhiều tác hại không nhỏ. Hiện tượng "nghiện game " ngày nay diễn ra hết sức phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em ngày nay vì được tiếp xúc với công nghệ thông tin từ sớm.Nghiện game gây cho nhiều người khái niệm "sống ảo", sống trong thế giới trò chơi của riêng mình, họ dành nhiều thời gian vào Game thay cho việc đọc sách báo ,giải trí và tham gia những hoạt động bổ ích khác. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, thể chất, "Nghiện Game" dẫn đến sự thiếu tự giác của việc học hành, hạn chế sự giao tiếp giữa người với người.Có thể thấy ở khắp các phố phường và các ngã tư thôn xóm đều có những quán Internet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi Game. Nhiều bạn ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình vi tính, ngẩn người với những trò chơi trên máy tính, quên thời gian mà còn thậm chí bỏ học để chơi, trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngớ ngẩn như mất hồn…Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó. Do bố mẹ không quan tâm , do buồn, do bạn bè mời, do không tự chủ được bản thân …Mặc dù lý do nào đi nữa, ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại. Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị, người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại. Không chỉ có thế, ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến quên nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập. Mải chơi, bỏ tiết học, trốn học, không hiểu bài, không làm bài tập, học tập sút kém dẫn đến chán học. Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình. Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị thu hút bởi bạo lực, chém giết, bắn phá, cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô, thủ đoạn. Hơn nữa ham chơi Game còn mất tiền một cách vô ích, có khi còn làm thay đổi nhân cách con người. Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu xuất hiện như dối trá, trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình, bạn bè …Và không ai có thể biết trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn. Trò chơi điện tử có nhiều tác hại như vậy, làm thế nào để ngăn chặn nó? Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục trẻ em, phát động những hoạt động bổ ích, những sân chơi vui tươi và lành mạnh để tất cả học sinh đều được tham gia. Như vậy học sinh say mê điện tử mới được giải quyết!Bản thân việc chơi đện tử không phải là xấu vì chúng ta có thể tiếp cận với tri thức mới, rèn luyện các kĩ năng về mắt và tay.Nhưng việc đáng nói ở đây là ham chơi điện tử mà quên đi việc học tập.Chơi điện tử ảnh hưởng đến sức khoẻ.Trên thế giới,chơi điện tử đã trở thành căn bệnh.Nhiều nước phải có bệnh viện để chữa căn bệnh này.Ở học sinh, nhiệm vụ học tập là chính chứ không phải chơi điện tử. Một lý do nhỏ dẫn đến việc chơi Game là do gia đình, kinh tế thị trường phát triển chỉ mải mê công việc, không quản lí con cái mà cứ nhờ nhà trường. Chẳng thế mà,khi con ở lại lớp mới biết . Đấy là vì sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường chưa chặt chẽ , các giáo viên chưa phối hợp được với gia đình học sinh. Ham chơi điện tử sẽ dẫn tới với trộm cắp , vi phạm đạo dức , không biết tiết kiệm thời gian vừa có thể học tốt và vừa chơi được.Rõ ràng điện tử là một trò chơi không phải xấu. Nhưng vì học sinh ham chơi trò này cần phải theo dõi. Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường cần được thống nhất. Gia đình cần phải quan tâm hơn đến con cái, việc học tập của chúng. Bản thân mỗi người cần xác định cho mình ý thức học tập để làm gì?Bước vào thế kỉ, một thiên niên kỉ mới, xã hội hoà nhập với kinh tế thế giới. Sự kiện này xảy ra đòi hỏi con người Việt Nam phải có năng lực , trí tuệ để trở thành một người tốt. Cũng giống như nghiện rượu hay ma tuý vậy, nghiện GAME mang lại những hậu quả về tâm lí, tinh thần và các mối quan hệ xung quanh. Đừng để thành quả được coi là có ý nghĩa nhất đối với xã hội loài người lại bị huỷ hoại chính bạn – những công dân của thế kỉ 21!
đang được dịch, vui lòng đợi..