Cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán thẻ tiếp tục được đầu tư và cải thiện: Đến cuối tháng 3/2013, có 46 Ngân hàng thương mại đã trang bị máy ATM/POS với số lượng trên 14.300 ATM và hơn 101.400 POS(cuối năm 2001 có chưa đầy 100 máy). Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các công ty chuyển mạch, các ngân hàng phát hành thẻ hoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc, qua đó thẻ của một ngân hàng đã có thể sử dụng để rút tiền tại hầu hết ATM của các ngân hàng khác. Để thực sự phát huy tác dụng làm giảm tiền mặt trong việc sử dụng thẻ, Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo triển khai kết nối liên thông mạng lưới POS và phát triển thanh toán thẻ qua POS. Đến cuối năm 2012, về cơ bản hoàn thành kết nối về kỹ thuật trên toàn quốc, với trên 76.000 POS của trên 720 chi nhánh tổ chức tín dụng và 20.600 đơn vị chấp nhận thẻ đã được kết nối liên thông; số lượng và giá trị thanh toán qua POS tiếp tục tăng nhanh, đạt mức gần 21 triệu giao dịch và 95.000 tỷ đồng; nhận thức về thanh toán thẻ qua POS đã có sự chuyển biến tích cực ở các địa phương, việc sử dụng thẻ thanh toán qua POS đang dần trở nên phổ biến ở các thành phố lớn; nhận thức chung của xã hội về thanh tóan không dùng tiền mặt đang thay đổi, xu hướng thanh toán bằng thẻ của dân cư cũng bắt đầu gia tăng. Một số đơn vị chấp nhận thẻ đã có những nhận thức tích cực về lắp đặt và chấp nhận thanh toán thẻ qua POS.
Mặt khác hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ tiếp tục được hoàn thiện, tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, đơn vị liên quan. Ngân hàng nhà nước thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở Ngân hàng nhà nước chi nhánh, các Ngân hàng thương mại có trang bị ATM tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động, rà soát, bổ sung các quy trình, quy định cần thiết trong lắp đặt, sử dụng ATM; phát hiện, xử lý kịp thời những sự cố phát sinh; trong năm qua, mặc dù đôi khi vẫn còn xảy ra các trường hợp trục trặc, ngưng hoạt động, quá tải, gây bức xúc cho khách hàng, nhưng nhìn chung dịch vụ ATM đã đáp ứng khá tốt nhu cầu giao dịch của khách hàng, vấn đề chất lượng dịch vụ, an ninh, an toàn cho người sử dụng cũng đã được chú trọng cải thiện, số vụ phá hoại ATM giảm mạnh; hệ thống được vận hành khá thông suốt và hiệu quả, giảm bớt tình trạng phàn nàn từ phía khách hàng.
Ngân hàng nhà nước đã có văn bản gửi các Bộ, ngành liên quan đề nghị chủ động triển khai hoặc phối hợp Ngân hàng nhà nước triển khai các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, đồng thời làm đầu mối theo dõi, đôn đốc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra. Nhìn chung, công tác phối hợp giữa Ngân hàng nhà nước với các Bộ, ngành, địa phương được tăng cường và có chuyển biến tích cực hơn, nhất là phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố để chỉ đạo, triển khai, lồng ghép các nội dung, nhiệm vụ của Quyết định 2453 vào các chương trình, kế hoạch phát triển của địa phương.
đang được dịch, vui lòng đợi..