KỸ THUẬT TRỒNG BƯỞI DA XANH1. Yêu cầu sinh thái- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất để cây bưởi sinh trưởng và phát triển từ 23 - 29oC.- Ánh sáng: Cường độ ánh sáng thích hợp là tương đương nắng sáng lúc 9 giờ.- Nước: Cây bưởi cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả nhưng cũng không chịu ngập úng. Trong mùa nắng và những ngày khô hạn trong mùa mưa, cần phải tưới nước để duy trì sự phát triển nhanh của cây. Độ mặn trong nước tưới không quá 0,2% (2g/lít nước).- Đất trồng: Đất phải có tầng canh tác dầy ít nhất là 0,6 m, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, pH nước từ 5,5 - 7, có hàm lượng hữu cơ cao >3%, ít bị nhiễm mặn, mực thủy cấp thấp dưới 0,8m.2. Thiết kế vườn:- Trường hợp đất mới: Áp dụng kỹ thuật đào mương lên liếp nhằm xả phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác. Mương vườn rộng từ 1-2m, liếp rộng 6 - 8m. Cần xây dựng bờ bao để bảo vệ cây trồng, mực nước trong mương vườn nên giữ ổn định. Khi thiết kế liếp trồng nên theo hướng Bắc-Nam, các cây sẽ nhận được ánh sáng đầy đủ và đồng đều hơn.- Trường hợp đất cũ: Chọn vị trí mới để đắp mô trồng nhằm tránh các ổ sâu bệnh cũ và tạo môi trường tốt cho cây phát triển. Thời kỳ đầu có thể giữ cây trồng cũ để tận thu, ổn định thu nhập, che mát cho cây bưởi Da xanh mới trồng và hạn chế cỏ dại.- Trồng cây chắn gió: Hàng cây chắn gió được trồng xung quanh vườn, chú ý hướng Đông và Tây Nam, có thể trồng dâm bụt để cao, xoài hoặc cây dừa nước.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:- Thời vụ trồng: Bưởi Da xanh trồng được quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới, thời điểm thích hợp nhất vào tháng 5-6 dương lịch hàng năm. Cũng có thể trồng vào cuối mùa mưa nếu có đủ điều kiện tưới trong mùa nắng.- Chọn cây giống để trồng: Cây giống phải đạt tiêu chuẩn sinh trưởng, sạch bệnh và có nhãn hoặc giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ của các cơ quan chức năng. Chỉ nên chọn một loại giống duy nhất là bưởi da xanh, không trồng xen với các loại cây có múi khác để tránh thụ phấn chéo. Nên trồng cây bưởi chiết, vì rễ ăn ngang tránh gặp tầng sinh phèn; mau ra trái, bảo đảm chất lượng giống hệt cây mẹ và có tuổi thọ khá cao.-Land: improvement of relatively flat terrain, slightly higher in the middle to drain fast. Need to analyze the soil to have proper fertilizing modes, balance. Where do depressions, low, are attenuated in the rainy season, then up the tissue high up 20-30 cm above the rain and tide. Where does the higher the soil Foundation pit. Planting pits dug round or square 1, 2 m x 1, 2 m deep, 30 cm. Dig deep too see Grapefruit trees, alum floor hard live birth. Each of the pits grown 5 6 kg powder-sprayed, 2 animal fertilizers were Christopher mix more ash husk, coir, straw and covered up a thin topsoil before planting.-Density and planting distance: the distance the average planting can be 4-5 m x 5-6 m (equivalent to planting density is approximately 35-50cây/1,000 sq. meters).-How to grow: Per ha planted about 500-600cây. Put the grapefruit tree saplings in the middle of the pit, filled up the soil covering the base, slightly concave in the middle to later add organic fertilizer and irrigation water saving, green fertilizers root around Government, straw for original coolers. When down like so trimmed down the leaves. Seedlings when planted straight branched tree placed evenly distributed. Most recent leaning against the tree filling little branches, helping to create a growing party Gemma concur.- Tưới và tiêu nước: Bưởi cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn cây con và ra hoa đậu trái. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi. Vào mùa mưa, cần tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết.- Phân bón: Sử dụng phân hữu cơ kết hợp vô cơ, bón gốc kết hợp bón lá theo từng giai đoạn phát triển của cây bưởi.+ Phân hữu cơ: Thông dụng là phân bò, phân heo, các loại phân xanh, ngoài ra có thể bổ sung phân cá, phân trùn, phân dơi với liều lượng ít hơn. Mỗi năm bón ít nhất 2 lần vào tháng 3 và tháng 9 âm lịch. Xu hướng canh tác tiên tiến hiện nay là sử dụng càng nhiều phân hữu cơ càng tốt khi sản xuất trái cây theo hướng sạch. Liều lượng 15-30 kg/năm/cây trưởng thành rất tốt cho bưởi, giúp tăng tuổi thọ rất rõ cho cây.Cách ủ phân hữu cơ đơn giản: Không nên bón xác bã hữu cơ tươi vào đất mà nênủ cho hoai mục trước khi bón. Các nguyên liệu hữu cơ được gom lại, có thể trộn với vôi để xử lý một số mầm bệnh trong đống ủ. Để gia tăng tiến trình nầy, trên thị trường đã có các loại phân phân hủy, có thể trộn thêm Lân và phân Đạm làm thức ăn cho vi sinh vật, có thể ủ với Nấm đối kháng sau 6-8 tuần. Sử dụng phân này bón cho bưởi rất tốt.+ Phân vô cơ: Thường sử dụng là DAP rải xa gốc hoặc NPK phun lên lá.Đạm (N) Lân (P) Kali (K)Giúp cây bưởi phát triển nhanh, đâm chồi, thiếu đạm cây bưởi còi cọc, ốm yếu, đạm phù hợp cây bưởi trong giai đoạn tăng trưởng. Kích thích nẩy chồi, đẻ nhánh, thúc đẩy bưởi ra hoa, đậu trái; lân còn giúp cây bưởi chống bị nhiễm bệnh. Giúp cây bưởi cứng cáp, trái không bị rụng non.Cách ủ như sau: Gom hữu cơ thành đống, đáy 2m, cao 1,2-1,5m, tưới nước vừa đủ ẩm (nắm chặt vừa rịn nước), đạp chân để đống hữu cơ được nén dẽ xuống. Tưới nấm TRICÔ-ĐHCT (20-30g/m3), phủ bạt nhựa để giữ ẩm. Tưới nước bổ sung hằng tuần để đủ ẩm, đảo đống ủ sau 3 tuần.- Kỹ thuật bón phân: Tùy theo giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bưởi, việc bón phân có thể được chia ra các thời kỳ như sau:+ Thời kỳ cây 1-3 năm tuổi: Phân bón được chia làm nhiều đợt để bón cho bưởi. Nếu đã có bón lót phân lân hoặc DAP thì dùng phân Urea với liều lượng 10-20g hòa tan trong 10lit nước để tưới cho một gốc bưởi (1-2tháng/lần). Khi cây trên 1 năm tuổi, bón trực tiếp phân vào gốc.+ Thời kỳ cây bưởi đã cho trái ổn định: có thể chia làm 5 lần bón như sau:THỜI KỲ CÂY BƯỞI CHO TRÁI ỔN ĐỊNH BÓN PHÂN
Đạm Lân Kali
Sau thu hoạch 25% 25%
+ 10 - 30kg hữu cơ/gốc/năm
Bốn tuần trước khi cây ra hoa 25% 50% 25%
Sau khi đậu quả 25% 25% 25%
Giai đoạn trái phát triển 25% 25%
Một tháng trước thu hoạch 25%
Nên bón bổ sung từ 0,5-1kg phân Ca(NO3)2/cây/năm vào các giai đoạn sau thu họach, trước khi trổ hoa và sau đậu trái. Có thể phun phân bón lá tối đa không quá 3 lần/vụ trái, mỗi lần cách nhau ít nhất 30 ngày. Không phun phân bón lá vào mùa mưa vì làm cây dễ nhiễm nấm bệnh như Loét, Mốc hồng, Đốm rong.
- Kỹ thuật tỉa cành: Công việc tỉa cành được thực hiện hàng năm vào thời kỳ mà cây có hoạt động trao đổi chất thấp nhất (sau khi thu hoạch trái), trước khi cây ra đọt mới để chuẩn bị cho mùa trái mới, đây là thời điểm thích hợp nhất. Không nên tỉa quá nhiều cành ( khoảng 15%).
Khi tỉa cành, cần loại bỏ những cành sau đây:
+ Cành đã mang trái (thường rất ngắn khoảng 10 - 15cm).
+ Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng cho trái.
+ Cành đan chéo nhau, những cành vượt (cành có thân hình tam giác) trong thời kỳ cây đang mang trái nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với trái.
+ Loại bỏ các cành già cỗi để trẻ hoá, góp phần cây được sung mãn và dễ cho trái hơn.
+ Cây bưởi thường xuất hiện những chồi tủa (5-6 chồi ra cùng một điểm) thì nên lãi bỏ bớt chỉ chừa lại khoảng 2 chồi.
Chú ý: Cần phải khử trùng dụng cụ cắt tỉa bằng nước Javel hoặc cồn 900 khi cắt hoặc tỉa cành để tránh lây bệnh qua cây khác.
- Kích thích ra hoa, đậu trái: Bưởi da xanh ra hoa, trái quanh năm, do đó để có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường vào thời điểm giá cả có lợi cho người sản xuất, nên kích thích ra hoa, đậu trái từ 7-8tháng trước ngày thu hoạch, nhưng nếu lưu trái nhiều quá sẽ làm suy cây.
4. Thu Hoạch:
- Thời điểm thu hoạch: Bưởi từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 6-7 tháng tùy giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng nên thu hoạch vào lúc trời mát và nhe tay, không nên thu hoạch sau cơn mưa hoặc sương mù nhiều.
- Phương pháp thu hoạch: Dùng dao cắt cả cuống quả, lau sạch cho vào giỏ hoặc sọt tre để nơi thoáng mát, phân loại
đang được dịch, vui lòng đợi..