Ông Huỳnh Phước Nghĩa, Giám đốc đào tạo Công ty truyền thông tiếp thị VietNam Marcom, khẳng định: “Khảo sát nhiều doanh nghiệp, mỗi năm trung bình nhu cầu tuyển dụng ngành này tăng 10%, đặc biệt là vị trí nhân sự cao cấp. Lương khởi điểm thấp nhất là ba, bốn triệu đồng, sau một năm kinh nghiệm, lương có thể lên đến 7, 8 triệu đồng”. Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc thường trực kiêm trưỡng phòng Dự báo nguồn nhân lực-Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, (Sỡ Lao động Thương binh và xã hội) khẵng định: “Nghề Marketing đòi hỏi cao về sự nhanh nhẹn, sáng tạo, thực tiễn trong hoạt động tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm; để khai thác thị trường còn đòi hỏi phải tìm hiểu sâu về sản xuất, kinh doanh, mặt hàng, sản phẩm, tâm lý giao tiếp, kiến thức xã hội, sức bền bỉ trong công việc, quan hệ. Ngoài ra, kỹ năng mềm như: quản lý, lắng nghe hiệu quả, thuyết phục, xử lý thông tin và ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu. Ông Hứa Minh Tuấn, Trưởng phòng đào tạo ĐH Marketing, cho biết: “Nhiều thí sinh và phụ huynh khi nhắc đến ngành này thường nghĩ ngay đến hình ảnh đi chào hàng hay cái gì đó đại loại như quảng cáo. Thật ra, đây chỉ là những khâu nhỏ trong một hệ thống những công việc mà chuyên viên marketing phải đảm nhiệm".
Trong marketing còn nhiều chuyên ngành nhỏ và chuyên môn hóa hơn quảng cáo như: nghiên cứu, khảo sát thị trường, PR, bán hàng, phát triển thị trường... Marketers, tên gọi chung của tất cả những người làm việc trong lĩnh vực marketing, là người vạch ra chiến lược kinh doanh, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp thông qua những sản phẩm cụ thể đến với người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất. Với chuyên môn về marketing, khi ra trường, sinh viên có thể làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất (bộ phận nghiên cứu và phát triển, phòng thị trường…) các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận…
đang được dịch, vui lòng đợi..