“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người" (V. Lênin). Việc quan niệm ngôn ngữ trước hết là một phương tiện để thực hiện hoạt động hướng đích nào đó đã khiến chúng ta phải quan tâm tới những khả năng làm công cụ của các phát ngôn. Quan niệm này đã mang đến cho các phát ngôn ý nghĩa có tính "hành vi". Thuật ngữ “hành vi ngôn ngữ” lần đầu tiên được đề cập trong các công trình nghiên cứu cỉa J. Austin (1961) và đã được nhiều nhà ngôn ngữ học theo trường phái chức năng sử dụng. ở giai đoạn những năm 1960, logic học vẫn có sứ ảnh hưởng rất lớn đối với ngôn ngữ học. Đơn vị câu thường được đánh giá theo logic lưỡng trị (đúng/sai), và việc phân tích cú pháp câu chủ yếu được dựa vào các khái niệm thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ. Trong tình hình đó, việc xem xét các hoạt động của lời nói theo thuyết hành vi ngôn ngữ cho phép phát hiện bản chất của nhiều hiện tượng ngôn ngữ mà cho tới lúc đó vẫn còn bị xem nhẹ. Cho đến nay, có nhiều cách phân loại về hành vi ngôn ngữ nhưng cách phân loại của J. Searle [146], J. Austin [98], [157] và A. Wierzbicka [155] được chú ý nhất. Đây là những cách phân loại dựa vào biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi. Hành vi ngôn ngữ hỏi là một loại hành vi điển hình trong bảng phân loại của các tác giả trên. Bản chất của hành vi hỏi là loại hoạt động bằng lời với đích ngữ dụng chủ yếu là thu nhận thông tin hoặc gây ra các phản ứng hồi đáp khác nhau từ recipient/ affected participant. Thành phẩm của hành vi ngôn ngữ hỏi là các “câu-phát ngôn” hỏi. Câu hỏi chính danh thường là sản phẩm của hành vi hỏi với mục đích thu nhận thông tin. Câu tường thuật là sản phẩm của hành vi representative. Thuyết hành vi ngôn ngữ, khi được áp dụng vào nghiên cứu, đã dẫn đến sự thay đổi lớn trong quan niệm về ý nghĩa. Ý nghĩa, xét trong tổng quan với hành vi ngôn ngữ, được coi như là thành phần quan hệ nguyên nhân trong mô hình có tính biểu tượng và đơn giản hoá của hành vi luận: "kích thích-phản ứng". Dưới góc độ này, ý nghĩa được xem xét dựa vào khả năng tác động của nó đến người tiếp nhận và gây nên một phản ứng hồi đáp (hành động - tâm lý) nào đó. Đố là quá trình dụng học hóa ý nghĩa. Quá trình này là hệ quả về mặt nhận thức của việc vận dụng khái niệm hành vi ngôn ngữ vào nghiên cứu ngữ nghĩa. Thông qua khái niệm này, người ta thấy rõ tính bị khống chế (sự lệ thuộc vào các quy tắc, quy ước sử dụng) và tính có mục đích rõ nét của ngôn ngữ. Từ đó, ý nghĩa được gắn với quy tắc sủ dụng. Nói cách khác, ý nghĩa được ngữ pháp hóa. Sử dụng học hóa ý nghĩa này đã dẫn đến những hệ quả có tính thực tiễn sâu sắc. ý nghĩa của các phát ngôn ngày càng được xem như không thể tách khỏi ngữ cảnh dụng học. “Còn ý nghĩa của nhiều từ thì bắt đầu được xác định qua việc chit ra mục đích giao tiếp của hành vi ngôn ngữ ” [1, 6].
đang được dịch, vui lòng đợi..