Sau khi xem nhiều clip tren chương trình Talk Việt Nam, tôi cảm thấy thật sự ấn tượng với đoạn clip mang tiêu đề " Thế hệ người Mỹ gốc Việt đầu tiên- Trở về và bước tiếp ". Chiến tranh kết thúc sau 40 năm nhưng ngày nay nó vẫn anh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Trong đó, có thế hệ kiều bào thứ 2 ở Hoa Kỳ. Họ là những người không phải trải qua chiến tranh. Họ chưa từng nếm mùi đau khổ của chiến tranh. Đối với nhiều người trong số họ, Việt Nam gắn liền với thành kiến và kí ức của cha mẹ, ông bà- những người từng phục vụ cho chế độ cũ. Tuy nhiên, đã có nhiều người của thế hệ này trở lại Việt Nam để trải nghiệm và khám phá về quê cha đất tổ. Trước hết, thông qua đoạn clip trên tôi cảm thấy khá ngưỡng mộ và kham phục kiều bào ta luôn một lòng hướng về đất nước, cội nguồn. Tuy không gắn bó với quê hương từ nhỏ, ngôn ngữ đầu tiên không phải tiếng Việt hay quen dần với lối sống phương Tây nhưng sâu thẳm nơi đáy lòng họ luôn thắc mắc về cội nguồn và mong muốn trở về và tự khám phá Việt Nam. Giai đoạn đầu khi về nước họ cảm thấy khá gỡ ngỡ, khó hoà nhập nhưng nhờ quen được những người bạn mới người Việt giúp họ cảm thấy được kết nối. Họ cảm thấy Việt Nam là một đất nước tiềm năng nên mong muốn được cống hiến và giúp đỡ phát triển. Họ cho rằng Việt Nam là nước có tinh thần khởi nghiệp sáng tạo. Bạn trẻ người Việt có ý tưởng và tham vọng luôn thay đổi và thích ứng theo các giai đoạn của thời gian. Việt Nam là nước có nhu cầu rất lớn cho nên cơ hội cho những người có kinh nghiệm khi sang Việt Nam có thể tìm ra được một mảng hoạt động chuyên sâu cho bản thân cũng như những người nước ngoài muốn khỏi nghiệp khác. Đối với họ, ở Việt Nam họ học được cách sống vì mọi người thay vì sống quá nhiều cho bản thân như ở Mỹ . Học cách gắn bó hơn với làng xóm, bạn bè, gia đình, quê hương. Tuy nhiên, cũng nhờ vào đoạn clip trên mà tôi nhận ra một số rào cản khiến kiều bào dọ dự trở về Việt Nam. Vì là những người dân tị nạn, họ thật sự chỉ muốn hoà nhập vào văn hoá Hoa Kỳ, họ từng rũ bỏ bản sắc Việt Nam của mình bằng cách không học tiếng Việt và không giao lưu với những người Mỹ gốc Việt khác. Đúng hơn là họ ghét là người Việt Nam vào giai đoạn đầu những năm 1990 và cuối những năm 1980 ở Hoa Kỳ thì " hoà nhập " đồng nghĩa " hoà tan ". Cảm thấy xấu hổ vì cha mẹ nới tiếng Anh với giọng Việt Nam. Họ nói tiếng Anh và an thức an Mỹ, mong muốn trở nên " bình thường" như bao dứa trẻ Mỹ khác.Thông qua đoạn clip này tôi mong muốn truyền cảm hứng để nhiều người thêm hiểu và yêu quý Việt Nam nếu như kiều bào đang cân nhắc việc trở về. Hy vọng gieo được một hạt mầm vào trong suy nghĩ của mọi người để mọi người trở về và trải nghiệm Việt Nam của ngày hôm nay. Bên cạnh đó cũng mong muốn mọi người có thể rút ra cho riêng mình ý nghĩa của cội nguồn.
đang được dịch, vui lòng đợi..