Số liệu gần đây cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản đã xuất hiện dấu hiệu trì trệ. Theo báo cáo của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản công bố ngày 28/6/2015, sản lượng công nghiệp của nước này đã giảm 2,2% trong tháng 5/2015 so với tháng trước và thấp hơn 16% so với mức đỉnh trong năm 2008[1]. Nhu cầu đối với các loại xe vận tải hạng nhẹ, hóa chất, linh kiện điện tử và dược phẩm thấp. Xuất khẩu yếu hơn dự kiến và đầu tư công ty tăng trưởng chậm chạp sau khi nền kinh tế tăng mạnh 3,9 % trong quý 1/2015 (từ tháng 1 - tháng 3/2015).Tiếp đó, ngày 06/07/2015, Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết Chỉ số tổng hợp (Coincident Index) phản ánh tổng quan tình hình hiện tại của nền kinh tế trong tháng 5/2015 đạt 109,2 điểm so với 100 điểm của năm cơ sở 2010, giảm 1,8 điểm so với tháng 4/2015. Chỉ số này được dựa trên một loạt các dữ liệu, chẳng hạn như sản lượng nhà máy, việc làm và chi tiêu của người tiêu dùng. Dữ liệu cho thấy, doanh số bán xe hơi trong nước và xuất khẩu sang châu Âu đã sụt giảm. Ngoài ra, doanh số bán thiết bị điện tử và các bộ phận cũng giảm trước sự ra mắt của các mô hình điện thoại thông minh mới[2].Ngoài ra, dữ liệu gần đây cũng cho thấy các khoản phụ cấp của người lao động Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 33 năm qua do chi phí sinh hoạt tăng lên. Đây là hệ quả mà người lao động phải gánh chịu do tác động của các biện pháp kích thích kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe. Theo một cuộc khảo sát được tiến hành từ 15 – 17/4/2015 của Shinsei Bank Ltd, tiền chi tiêu hàng tháng của các hộ gia đình Nhật Bản đã giảm 37.642 yên, giảm 4,9 % so với năm ngoái. Ngân hàng này cho biết, trung bình người lao động đã chi 601 yên/bữa ăn trưa, tăng so với mức 541 yên năm 2014, nguyên nhân chủ yếu do thuế tiêu dùng tăng đẩy chi phí thực phẩm tăng cao. Việc tăng thuế tiêu dùng và lạm phát đang đặt chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản vào thế phòng ngự và sẽ phải mất ít nhất một năm nữa người lao động mới nhận thấy các khoản phụ cấp của họ gia tăng. Người lao động lớn tuổi là đối tượng nhận thấy mức giảm lớn nhất. Trong khi các khoản phụ cấp cho những người lao động trong độ tuổi 20 và 30 vẫn giống như năm ngoái, những người làm công ăn lương ở độ tuổi 40 và 50 đã giảm hơn 4000 yên chủ yếu do chi phí nuôi dạy con cái. Theo Cục Thống kê Nhật Bản, giá tiêu dùng đã tăng 2,9 % trong năm tài chính 2014 vừa qua, mức cao nhất kể từ năm 1990. Tiền lương đã không bắt kịp với sự gia tăng chi phí sinh hoạt từ tháng 4/2013[3].Bất chấp số liệu gần đây cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản xuất hiện dấu hiệu trì trệ, các tập đoàn lớn của nước này vẫn rất lạc quan vào triển vọng kinh tế nước họ. Theo khảo sát “Tankan” hàng quý công bố vào ngày 1/7/2015, niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp lớn Nhật Bản đạt 15 điểm trong tháng 6/2015, tăng từ 12 điểm trong tháng 3/2015. Ngoài ra, số lượng các doanh nghiệp lớn tham gia khảo sát lần này là 23, cao hơn so với số lượng 19 doanh nghiệp tham gia trong cuộc khảo sát trước đó. Cuộc khảo sát phản ánh số lượng doanh nghiệp đáp ứng với những đánh giá thuận lợi về điều kiện kinh doanh. Vì vậy, nó được coi là một thước đo sự tự tin của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo nhà kinh tế Marcel Thieliant của Capital Economics, các công ty thường đánh giá quá cao các kế hoạch chi tiêu của họ trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6/2015, đây là thời điểm khởi đầu năm tài chính của Nhật Bản. Ông cho rằng “các doanh nghiệp bất ngờ lạc quan hơn trong quý 2/2015, vì vậy chúng tôi sẽ không tin tưởng nhiều quá vào sự cải thiện này”. Hơn nữa, các “kế hoạch” này thực tế thường sai lệch so với chi phí vốn thực tế.
Trong bối cảnh nền kinh tế Nhật Bản xuất hiện dấu hiệu trì trệ, nhiều chuyên gia dự đoán rằng kinh tế Nhật Bản có thể sẽ co lại hoặc đứng yên trong quý 2/2015. Cụ thể, nhà kinh tế Marcel Thieliant của Capital Economics dự đoán kinh tế Nhật Bản sẽ sụt giảm mạnh trong quý 2/2015, dựa vào điểm yếu trong nhu cầu tiêu dùng, động lực lớn nhất của tăng trưởng ở Nhật Bản. Nhà kinh tế Masamichi Adachi của JP Morgan đã sửa đổi dự đoán tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong quý 2/2015 từ 1,5% trong dự báo trước đó xuống 0%[4].
Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước cho tài khóa 2015 xuống còn 1,7 %, thấp hơn so với dự báo 2,0 % trong công bố trong tháng 4/2015. Đối với tài khóa 2016 và 2017 giữ nguyên mức dự báo không thay đổi tương ứng là 1,5% và 0,2%[5]. Ngoài ra, BOJ cho biết tiếp tục giữ chính sách tiền tệ ổn định và duy trì dự báo lạm phát lạc quan trong báo cáo công bố ngày 15 tháng 7 vừa qua. BOJ cắt giảm dự báo tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng lõi (CPI) của nước này trong năm tài chính 2016 xuống 1,9%, thấp hơn một chút so với dự báo 2,0% công bố vào tháng 4/2015. Việc điều chỉnh này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu lạm phát 2% mà Ngân hàng Trung ương Nhật Bản mong muốn đạt được vào nửa đầu năm tài chính 2016 (từ tháng 4 – tháng 9 năm 2016). Trong một cáo báo mới nhất về triển vọng kinh tế và giá
đang được dịch, vui lòng đợi..
