2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN2.2.1. Kí trong Chương trình và Sách giáo khoa hiện hànhTheo chủ trương đổi mới, trong CT và SGK sau 2015, các văn bản kí thông tin (phi hư cấu) sẽ được đưa vào nhiều hơn để phục vụ mục tiêu tăng cường vai trò “hành dụng” của môn Ngữ văn. Bởi trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người sẽ luôn phải tiếp xúc với các loại văn bản thông tin. Các loại văn bản nghệ thuật nói chung, kí nghệ thuật nói riêng cũng có vai trò không thể thay thế, bởi bên cạnh nội dung thông tin về các vấn đề của xã hội, thì văn bản nghệ thuật với những đặc trưng riêng của mình có vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách, nâng cao năng lực của HS.2.2.2. Kí và sự phát triển phẩm chất, năng lực của HS trong thời đại mớiVăn bản kí với sự năng động và đa dạng, phong phú về mặt thể loại, với khả năng tác động trực tiếp tới bạn đọc và sức hấp dẫn của loại hình văn học vừa gần gũi với đời sống, thiết thực có vị trí quan trọng trong sự phát triển năng lực, phẩm chất của HS. 2.2.3. Hiện trạng dạy học đọc hiểu văn bản và đọc hiểu văn bản kí của HSPT2.2.3.1. Đối tượng và nội dung khảo sát2.2.3.2. Kết quả khảo sát:Trên báo chí, trong các bài phát biểu tại các hội thảo của ngành giáo dục, đã có rất nhiều ý kiến về chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học môn Ngữ văn hiện nay. Nhất là từ sau khi có chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục.Trong Hội thảo Đổi mới dạy học môn Ngữ văn được tổ chức từ ngày 3 – 6/1/2013 ớ Huế, đã có một số ý kiến nhận định về hiện trạng dạy học Ngữ văn và kĩ năng đọc hiểu văn bản của HS phổ thông hiện nay.Nhìn nhận lại về CT, SGK hiện hành Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đánh giá, có một bước tiến so với CT, SGK trước đó, cơ bản mục tiêu môn học đáp ứng đúng qui định của Luật Giáo dục và của CT giáo dục phổ thông, khá toàn diện và đầy đủ trên ba bình diện: kiến thức, kĩ năng và thái độ; CT đã xác định được chuẩn kiến thức, kĩ năng làm cơ sở để biên soạn SGK, sách giáo viên để dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập; cập nhật khoa học Ngôn ngữ và Văn học, đã thể hiện được nguyên tắc tích hợp trong dạy học. Nhiều bài học trong SGK, nhất là ở các lớp trên, nặng về lí thuyết, ít có tác dụng rèn luyện kĩ năng cho HS.PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, chuyên trách về đổi mới CT và SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015 thông tin: “Trong những năm gần đây, số lượng HS đăng kí học, thi Ban xã hội và nhân văn ngày càng ít. Không những thế, chất lượng cũng ngày càng giảm. Các số liệu thống kê cho thấy, môn Ngữ văn đang bị tuyệt đại đa số HS phổ thông chối bỏ. Năm 2009, chỉ có 1,82% HS trung học học Ban Xã hội - nhân văn. Như vậy, gần 100% học sinh THPT chỉ cần học văn để thi đỗ tốt nghiệp”.Ở góc độ bàn về kĩ năng, GS.TS. Lê A (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), bày tỏ quan điểm: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của dạy học văn là làm sao học sinh trau dồi được năng lực tạo lập các văn bản cần thiết cho cuộc sống. Trong cuộc sống, chúng ta cần giao tiếp cả dạng viết lẫn nói, tương ứng với hai dạng đó là năng lực tạo lập văn bản viết và nói”. Đồng quan điểm, PGS. Bùi Mạnh Hùng cho rằng: “Dạy văn phải tạo môi trường để HS cảm thấy tự tin và có hứng thú “mở miệng” trong lớp, để HS không chỉ phát biểu với thầy cô mà còn tranh luận với nhau. Có như vậy, môn Ngữ văn mới giúp HS phát triển năng lực tư duy, sự tự tin, tính tự lập và tinh thần cộng đồng”.
đang được dịch, vui lòng đợi..
