Căng ThẳngCăng ThẳngLối SốngPhòng TránhTriệu ChứngSức KhỏeKinh NghiệmGiải TríBài TậpLiên HệSitemapStress và sự tiêu hao năng lượngTrong xã hội hiện đại, stress là chuyện thường ngày. Ảnh hưởng qua lại giữa trạng thái stress và sự tiêu hao năng lượng trong cơ thể không phải là vấn đề lớn. Vấn đề thực sự là kiềm chế không để xảy ra những phản ứng thái quá trong hành vi ăn uống để đối phó với stress, và cao hơn một mức nữa là biết cách phòng tránh những hệ lụy của stress gây ra đối với sức khỏe.Stress là một từ quen dùng để chỉ một trạng thái căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần. Có thể hiểu một cách đơn giản là stress xuất hiện khi áp lực mà bạn phải gánh chịu vượt quá khả năng ứng phó thông thường của bạn (S.Palmer, 1999).Stress xuất hiện khi áp lực mà bạn phải gánh chịu vượt quá khả năng ứng phó thông thường của bạnThông thường, cơ thể đáp ứng với trạng thái này bằng một sự "tăng tốc" các quá trình sinh lý, đặc biệt là ở hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ hô hấp và hệ nội tiết. Nhưng cũng có trường hợp cơ thể tỏ ra "trơ lỳ" hoặc " xuống nước"; hoặc đáp ứng lẫn lộn giữa hai thái cực nói trên.Sự quá tải do stress gây ra trên cơ thể, đặc biệt là stress kéo dài, có thể làm phát sinh một số triệu chứng thực thể và hành vi - tâm lý. Và như vậy, tùy theo cách đáp ứng của cơ thể sẽ có những mức tiêu hao năng lượng khác nhau. Năng lượng (thường được tính bằng calori) cung cấp cho các hoạt động của cơ thể chủ yếu là từ thức ăn ăn vào và một phần nhỏ là sản phẩm tự cung tự cấp của chính cơ thể chúng ta.Gần hai phần ba tổng năng lượng tiêu hao trong cơ thể là để phục vụ cho chuyển hóa cơ bản - một quá trình trao đổi chất thiết yếu để duy trì sự sống ở mức tiêu hao năng lượng ít nhất. Hơn một phần ba còn lại là dành cho sự vận động, tiêu hóa thức ăn để lấy năng lượng, và bù đắp cho những nhu cầu phát sinh như sự thay đổi nhiệt độ môi trường chẳng hạn.Trong điều kiện bình thường, cơ thể có thể tự điều chỉnh để duy trì sự cân bằng về cung cầu năng lượng. Nếu năng lượng "đầu vào" quá nhiều so với nhu cầu của cơ thể, nó sẽ được tích trữ dưới dạng chất béo trong các tế bào mỡ. Lượng chất béo này sẽ được huy động để tạo ra năng lượng mỗi khi cơ thể cần nhiều "chất đốt" hơn mà nguồn cung cấp từ bên ngoài không đủ đáp ứng.Trong điều kiện stress diễn ra thường xuyên, nhất là stress thể chất, mức tiêu hao năng lượng có thể tăng gấp nhiều lần so với nhu cầu bình thường của một người cùng độ tuổi và cùng giới tính. Đó là trường hợp của các vận động viên thể thao, của những người làm việc trong các môi trường khắc nghiệt (quá nóng, quá lạnh, thợ lặn dưới nước). Những đối tượng này cần thu nạp một lượng thức ăn nhiều hơn để cung cấp nhiên liệu cho cơ thể. Ngược lại, trong stress thể chất thoáng qua thì biểu hiện tiêu hao năng lượng lại khó lường hơn.Thông thường, để đối phó với stress, cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để " chống hoặc chạy". Mức tiêu hao năng lượng tức thời có thể tăng cao đột biến nhưng ảnh hưởng của nó trên sự thu nạp năng lượng không được nhận thấy rõ. Trong tình huống ấy, có người cần ăn hoặc uống nhiều hơn để bù đắp cho năng lượng bị tiêu hao, nhưng cũng có người không thiết đến việc ăn uống.Thật ra cách ứng xử của mỗi người trong tình huống này bị chi phối mạnh mẽ bởi trạng thái tâm lý của họ, chứ không nhất thiết bởi sự "đòi hỏi" vật chất của cơ thể. Bởi vì, trong cơ thể của chúng ta luôn luôn có sẵn năng lượng dự trữ để ứng phó trước mắt.Trong stress tâm lý cũng vậy, mặc dù stress tâm lý thường kéo dài và khó được nhận biết hơn. Một vài nghiên cứu trên chuột cho thấy trong trạng thái bị kích thích kéo dài, stress góp phần gây gia tăng tiêu thụ thức ăn giàu chất béo và chất bột và có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Trên người, những triệu chứng tâm lý và hành vi khác nhau trong điều kiện stress có thể khiến cho cơ thể tiêu thụ năng lượng ít hơn hoặc nhiều hơn, tùy theo những triệu chứng nổi bật.Stress lâu ngày có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nó phá vỡ sự hoạt động bình thường của phần lớn các hệ cơ quan trong cơ thể. Nó có thể làm tăng huyết áp, ức chế hệ miễn dịch, tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ, góp phần gây hiếm muộn, và làm cho quá trình lão hóa xảy ra nhanh hơn. Stress kéo dài cũng ảnh hưởng đến não, nó có thể làm cho người ta dễ rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm.Cơ thể không phân biệt bản chất thể chất hoặc tâm lý của những stress đến từ bên ngoài. Khi chúng ta rơi vào tình trạng căng thẳng do lịch làm việc bận rộn, do tranh cãi với bạn bè động nghiệp, do kẹt xe, hoặc do phải thanh toán một món nợ lớn thì cơ thể cũng phản ứng như khi ta phải đối mặt với một tình huống sinh tử...
đang được dịch, vui lòng đợi..