Khu Dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà
Mô hình đầu tiên trên thế giới ứng dụng khoa học tư duy hệ thống vào quản lý
Cập nhật lúc09:28, Thứ Ba, 01/12/2015 (GMT+7)
Khu dự trữ sinh quyển thế giới (DTSQTG) quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận ngày 2-12-2004 với diện tích 26.241ha (16.941ha phần đảo và 9.300ha phần biển). Đây là khu thứ 3 trong số 8 khu DTSQTG được công nhận tại Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, Khu DTSQTG quần đảo Cát Bà được ghi nhận như một điển hình về phát triển bền vững gắn với bảo tồn của Việt Nam.
Điển hình về ứng dụng khoa học tư duy hệ thống
Một nét đặc trưng của Khu DTSQTG Cát Bà đã được UNESCO quốc tế và khu vực châu Á Thái Bình Dương ghi nhận là việc thực hiện thành công phương châm “bảo tồn cho phát triển – phát triển cho bảo tồn” và khung hoạt động “Tư duy hệ thống – quy hoạch cảnh quan – điều phối liên ngành – kinh tế chất lượng”.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà. Ảnh: Duy Lân
Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà.
Ảnh: Duy Lân
Ngay từ những ngày thành lập, thành phố chọn hướng đi quan trọng cho khu DTSQTG Cát Bà là phát triển bền vững. Đó là nếu xem khu DTSQTG như một hệ thống thì các yếu tố bảo tồn, phát triển, văn hóa, du lịch, thủy sản, giáo dục, đào tạo…phải là những thành phần trong hệ thống đó, sẽ tác động qua lại, hỗ trợ hoặc giám sát vận động để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Do đó, thành phố thành lập Ban quản lý liên ngành với nhiều thành phần, các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp tư nhân, hiệp hội, tổ chức xã hội dân sự…Khu DTSQTG quần đảo Cát Bà trở thành khu DTSQTG đầu tiên của Việt Nam có Ban quản lý liên ngành, đồng thời cũng là khu đầu tiên có quy chế quản lý trong mạng lưới các khu DTSQTG Việt Nam. Công tác quản lý khu DTSQTG Cát Bà là điều phối hoạt động trong khuôn khổ luật pháp và chính sách hiện hành. Một không khí làm việc thoải mái, dân chủ giữa các bên tham gia và từ đó rất nhiều sáng kiến được thảo luận, áp dụng trong thực tế. Từ năm 2009, Khu DTSQTG quần đảo Cát Bà được nghiên cứu xây dựng là phòng thí nghiệm học tập cho phát triển bền vững đầu tiên trên thế giới, sử dụng cách tiếp cận khoa học tư duy hệ thống trong quản lý. Tháng 7-2013, Hiệp hội Khoa học hệ thống quốc tế lựa chọn Hải Phòng là địa phương đăng cai Hội nghị quốc tế về khoa học hệ thống lần thứ 57; tạo ra cơ hội tốt để các nhà khoa học, nhà quản lý trong nước và thành phố giao lưu, trao đổi với các nhà khoa học hệ thống quốc tế. Tại hội nghị này, Hiệp hội Khoa học hệ thống quốc tế kết luận khu DTSQTG quần đảo Cát Bà chính là mô hình đầu tiên trên thế giới ứng dụng khoa học tư duy hệ thống vào quản lý.
Suốt 11 năm qua, mô hình khu DTSQTG quần đảo Cát Bà tiên phong đảm nhận vai trò là “cái nôi” của tăng trưởng xanh, kinh tế xanh và “phòng thí nghiệm học tập” cho sự phát triển bền vững. Các hoạt động du lịch trong khu DTSQTG quần đảo Cát Bà được phát triển với sự tham gia của cộng đồng địa phương, các doanh nghiệp, các nhà hàng, khách sạn, người dân sản xuất nông nghiệp cung cấp sản phẩm và các ban, ngành của chính quyền địa phương nhằm đem lợi ích cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường. Các sản phẩm thương mại và dịch vụ được gắn nhãn, mác Khu DTSQTG quần đảo Cát Bà với biểu tượng Voọc Cát Bà, một loài động vật đặc hữu quý hiếm. Nhằm thúc đẩy các hoạt động hướng tới sự phát triển bền vững, thành phố xây dựng Quỹ sinh quyển Cát Bà nhằm huy động nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững.
Khu DTSQTG quần đảo Cát Bà được ghi nhận và đề cử với nhiều danh hiệu quốc gia và quốc tế. Nổi bật là Khu DTSQTG (2004), khu bảo tồn biển có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế (2010), danh lam thắng cảnh cấp quốc gia (2012), kỷ lục biển và hải đảo Việt Nam: quần đảo có nhiều đảo nhất Việt Nam, di tích quốc gia đặc biệt (2013), kỷ lục Khu DTSQTG hấp dẫn khách du lịch nhất Việt Nam (2014), Di sản thiên nhiên thế giới (2013), Công viên địa chất toàn cầu (2007).
Bền vững nhờ phát triển kinh tế dựa vào bảo tồn
Trong Chiến lược quốc gia về phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch hành động phát triển bền vững quốc gia giai đoạn 2013-2015, chương trình Hỗ trợ nâng cao năng lực để quản lý bền vững các khu DTSQTG của Việt Nam được phê duyệt, trong đó có khu DTSQTG quần đảo Cát Bà. Đây chính là cơ hội để quần đảo Cát Bà hướng đến phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế dựa vào bảo tồn.
Để góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố thực hiện thành công Chiến lược biển, với mục tiêu trở thành “trọng điểm phát triển kinh tế biển” như tinh thần Nghị quyết 32 và Kết luận 72 của Bộ Chính trị, thực hiện Kết luận 15-KL/TU, ngày 6-5-2014 của Ban Thường vụ Thành ủy về xây dựng và phát triển huyện Cát Hải, trong thời gian tới, Khu DTSQTG quần đảo Cát Bà tăng cường việc thực hiện quy chế quản lý; nghiên cứu hoàn thiện mô hình và kế hoạch quản lý tổng hợp khu DTSQTG. Tập trung sáng kiến, đổi mới các nội dung hoạt động theo chức năng của khu DTSQTG.
Trong tuyên truyền, khu DTSQTG tổ chức các hoạt động thường niên như Rung chuông vàng Sinh quyển, Giải thưởng sinh quyển, thi viết, vẽ, chụp ảnh về khu DTSQTG. Về công tác bảo tồn, chú trọng vận động và triển khai mạng lưới hợp tác vì chất lượng môi trường và hệ sinh thái Khu DTSQTG Cát Bà, tăng cường công tác nghiên cứu, bảo tồn biển; phát triển các mô hình nuôi biển hiện đại, thân thiện với môi trường; xây dựng quy định cấm khai thác hải sản theo mùa, theo loài để bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Khu DTSQTG sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực cho công tác bảo tồn, bảo vệ rừng: nghiên cứu các loài quý hiếm, phát hiện các loài mới tại khu DTSQ; xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học; đẩy mạnh công tác quản lý bảo tồn các loài quý hiếm, nguy cấp; nghiên cứu hoàn thiện mô hình Phòng thí nghiệm học tập về phát triển bền vững ứng dụng khoa học tư duy hệ thống.
Trong quá trình phát triển bền vững, Khu DTSQTG Cát Bà chọn mô hình kinh tế chất lượng đặc trưng có điểm nhấn là xây dựng và áp dụng Nhãn hiệu chứng nhận Khu DTSQTG và Quỹ phát triển bền vững Khu DTSQTG. Trong khuôn khổ chương trình này, thành phố tăng cường liên kết 5 bên gồm nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, tổ chức dân sự xã hội và nhà nông để đạt mục tiêu là nâng cao giá trị và thu nhập cho cộng đồng địa phương thông qua việc tái cơ cấu sản phẩm, dịch vụ đặc sản địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, thương mại của doanh nghiệp gắn với thương hiệu Khu DTSQTG. Lợi nhuận và lợi ích mang lại từ các mô hình kinh tế chất lượng sẽ phục vụ trực tiếp nhu cầu xã hội, môi trường của cộng đồng dân cư địa phương và đóng góp cho việc cải tiến, đổi mới trong đời sống vật chất, văn hóa, xã hội tại địa phương. Đẩy mạnh tuyên truyền và áp dụng nhãn hiệu chứng nhận Khu DTSQTG quần đảo Cát Bà; tăng cường chuyển giao kỹ thuật hỗ trợ chuyển đổi phương thức sản xuất thân thiện với môi trường, năng suất hiệu quả bền vững...
Danh hiệu quốc tế và mô hình quản lý của khu DTSQTG qua 11 năm áp dụng tại quần đảo Cát Bà chứng tỏ giá trị to lớn cho việc bảo tồn và phát triển bền vững ở cấp độ địa phương. Những giá trị này không chỉ dừng lại ở sự gia tăng sức hấp dẫn du lịch từ sự nổi tiếng của danh hiệu và sự quảng bá quốc tế, mà còn là một động lực thúc đẩy các bên liên quan ở các cấp khác nhau và cộng đồng cùng nhau hợp tác vì mục tiêu chung và dài hạn là sự bền vững về sinh thái, sự phồn thịnh trong kinh tế, văn hóa và xã hội của địa phương.
Tiến sĩ Đỗ Trung Thoại
(Phó chủ tịch UBND thành phố, Trưởng Ban quản lý Khu DTSQTG quần đảo Cát Bà)
World biosphere reserve of Cat Ba IslandThe first model in the world of scientific applications on system management thinkingUpdated lúc09:28, Tuesday, 1/12/2015 (GMT + 7)World Biosphere Reserve (DTSQTG) Cat Ba Island UNESCO World Heritage site on 2-12-2004 with an area of 26.241 ha (9,000 acres of island part 16.941 ha of sea). This is the third area of 8 DTSQTG area in Vietnam. From inception to the present, the Cat Ba archipelago DTSQTG is recorded as a typical sustainable development associated with the conservation of Vietnam. Typical application of science of mind system A characteristic of the DTSQTG Cat BA International UNESCO and the Asia-Pacific region recorded the successful implementation of the motto "conservation for development-development for conservation" and the active frame "systems thinking-landscape planning-interdisciplinary coordination-quality economy".World Biosphere Reserve Cat Ba archipelago. Photo: Unicorn SingleWorld Biosphere Reserve Cat Ba archipelago.Photo: Unicorn SingleFrom its founding, the city chose to Cat Ba DTSQTG important is sustainable development. That is if the view DTSQTG zone as a system, the elements of the conservation, development, culture, tourism, fisheries, education, training ... the ingredients in that system, will the interaction, support or advocacy monitoring towards the goal of sustainable development. Therefore, the city founded the interdisciplinary management with many components, the departments, unions, private enterprises, associations, organizations of civil society. Khu DTSQTG Cat Ba Island became Vietnam's first DTSQTG zone have interdisciplinary management, also is the first to have the regulations in Vietnam DTSQTG the network. DTSQTG zone management Cat BA is the coordination of activities within the framework of the law and existing policy. A comfortable working atmosphere, democracy between the parties involved and from which so many initiatives are discussed, apply in practice. From 2009, the cat BA DTSQTG was built as a laboratory of learning for sustainable development in the world, first use the scientific approach to management systems thinking. July 2013, Science Association International selection system of Hai Phong is local to host International Conference on System Sciences 57th; create good opportunities for scientists, managers in the country and the city exchanges, exchange of scientists with the international system. At this Conference, the Science Association international system conclusion of cat BA DTSQTG zone is the first model in the world of scientific applications on systems thinking. For eleven years, cat DTSQTG area model pioneering role is the "cradle" of green growth, green economy and "learning laboratory" for sustainable development. The tourism activities in the cat BA DTSQTG was developed with the participation of the local community, businesses, restaurants, hotels, people offering agriculture product and the departments of the local authorities in order to bring the highest benefit economically, socially and environmentally. Commercial products and services attached labels cat BA DTSQTG Zones with icons of Cat Ba Langur, a rare endemic species. In order to promote its activities towards sustainable development, the city built the Cat Ba biosphere Foundation aims to mobilize financial resources to serve conservation and sustainable development. DTSQTG Cat Ba archipelago area are recorded and nominated with many national and international titles. Highlights is the DTSQTG (2004), marine protected areas of national importance and international (2010), national attractions (2012), sea and island record of Vietnam: the Islands have many islands for Vietnam, a special national monument (2013), the record of the DTSQTG Zone in tourist attractive for Vietnam (2014) World natural heritage (2013), the global Geology Park (2007). Thanks to sustainable economic development based on conservation In the national strategy on sustainable development the period 2011-2020 and action plan sustainable development national 2013-2015, the program supports capacity building for the sustainable management of the urban DTSQTG of Vietnam is approved, in which the cat BA DTSQTG area. This is your opportunity to Cat Ba archipelago towards the green economy development, conservation-based economy. Để góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố thực hiện thành công Chiến lược biển, với mục tiêu trở thành “trọng điểm phát triển kinh tế biển” như tinh thần Nghị quyết 32 và Kết luận 72 của Bộ Chính trị, thực hiện Kết luận 15-KL/TU, ngày 6-5-2014 của Ban Thường vụ Thành ủy về xây dựng và phát triển huyện Cát Hải, trong thời gian tới, Khu DTSQTG quần đảo Cát Bà tăng cường việc thực hiện quy chế quản lý; nghiên cứu hoàn thiện mô hình và kế hoạch quản lý tổng hợp khu DTSQTG. Tập trung sáng kiến, đổi mới các nội dung hoạt động theo chức năng của khu DTSQTG. Trong tuyên truyền, khu DTSQTG tổ chức các hoạt động thường niên như Rung chuông vàng Sinh quyển, Giải thưởng sinh quyển, thi viết, vẽ, chụp ảnh về khu DTSQTG. Về công tác bảo tồn, chú trọng vận động và triển khai mạng lưới hợp tác vì chất lượng môi trường và hệ sinh thái Khu DTSQTG Cát Bà, tăng cường công tác nghiên cứu, bảo tồn biển; phát triển các mô hình nuôi biển hiện đại, thân thiện với môi trường; xây dựng quy định cấm khai thác hải sản theo mùa, theo loài để bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Khu DTSQTG sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực cho công tác bảo tồn, bảo vệ rừng: nghiên cứu các loài quý hiếm, phát hiện các loài mới tại khu DTSQ; xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học; đẩy mạnh công tác quản lý bảo tồn các loài quý hiếm, nguy cấp; nghiên cứu hoàn thiện mô hình Phòng thí nghiệm học tập về phát triển bền vững ứng dụng khoa học tư duy hệ thống. Trong quá trình phát triển bền vững, Khu DTSQTG Cát Bà chọn mô hình kinh tế chất lượng đặc trưng có điểm nhấn là xây dựng và áp dụng Nhãn hiệu chứng nhận Khu DTSQTG và Quỹ phát triển bền vững Khu DTSQTG. Trong khuôn khổ chương trình này, thành phố tăng cường liên kết 5 bên gồm nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, tổ chức dân sự xã hội và nhà nông để đạt mục tiêu là nâng cao giá trị và thu nhập cho cộng đồng địa phương thông qua việc tái cơ cấu sản phẩm, dịch vụ đặc sản địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, thương mại của doanh nghiệp gắn với thương hiệu Khu DTSQTG. Lợi nhuận và lợi ích mang lại từ các mô hình kinh tế chất lượng sẽ phục vụ trực tiếp nhu cầu xã hội, môi trường của cộng đồng dân cư địa phương và đóng góp cho việc cải tiến, đổi mới trong đời sống vật chất, văn hóa, xã hội tại địa phương. Đẩy mạnh tuyên truyền và áp dụng nhãn hiệu chứng nhận Khu DTSQTG quần đảo Cát Bà; tăng cường chuyển giao kỹ thuật hỗ trợ chuyển đổi phương thức sản xuất thân thiện với môi trường, năng suất hiệu quả bền vững... Danh hiệu quốc tế và mô hình quản lý của khu DTSQTG qua 11 năm áp dụng tại quần đảo Cát Bà chứng tỏ giá trị to lớn cho việc bảo tồn và phát triển bền vững ở cấp độ địa phương. Những giá trị này không chỉ dừng lại ở sự gia tăng sức hấp dẫn du lịch từ sự nổi tiếng của danh hiệu và sự quảng bá quốc tế, mà còn là một động lực thúc đẩy các bên liên quan ở các cấp khác nhau và cộng đồng cùng nhau hợp tác vì mục tiêu chung và dài hạn là sự bền vững về sinh thái, sự phồn thịnh trong kinh tế, văn hóa và xã hội của địa phương.
Tiến sĩ Đỗ Trung Thoại
(Phó chủ tịch UBND thành phố, Trưởng Ban quản lý Khu DTSQTG quần đảo Cát Bà)
đang được dịch, vui lòng đợi..