Bạn nên tạo 1 không gian thoải mái để nói chuyện
Chủ động bắt chuyện trước. sự im lặng sẽ không giải quyết bất cứ vấn đề gì giữa 2 người và có thể còn làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn
Hãy chuẩn bị kỹ cho một cuộc nói chuyện thẳng thắn, cố gắng hiểu kỹ hơn đồng nghiệp của mình, trước khi nói chuyện cần hiểu rõ bản chất thực của mâu thuẫn là do đâu?
. Nên có thái độ kiềm chế trước mọi chỉ trích, công kích của đối phương. Đồng thời, bạn nên đưa ra những bằng chứng thuyết phục để gạt bỏ mâu thuẫn hoặc chí ít cũng làm nó không bị thổi phồng hơn nữa.
Dù cho mâu thuẫn như thế nào thì cũng không đem cảm xúc cá nhân vào câu chuyện.mâu thuẫn sẽ dễ dàng được giải quyết bằng những cái nhìn khách quan thay vì cảm xúc cá nhân.
Khi nói chuyện cần bình tĩnh và nhẹ nhàng: tránh nhắc lại cuộc tranh cãi đã xảy ra, không nên tỏ ra mình đã hiểu hết quan điểm của người kia,mục tiêu là đàm phán để hướng tới một sự hòa giải hòa bình chứ không phải tham gia vào một cuộc chiến để phân định đúng sai.
lắng nghe những gì đối phương nói một cách chủ động và cởi mở, không phải giả vờ nghe mà phải lắng nghe và hiểu những gì bạn mình nói
hãy mở lòng để chia sẻ vấn đề của hai người,đừng chỉ trích hay đổ lỗi cho người khác, hãy nói hết những gì hai người hiểu nhầm một cách thẳng thắn.
Nếu bạn là người có lỗi trong cuộc mâu thuẫn thì nên nhận 1 phần trách nhiệm và xin lỗi đối phương
cùng hướng tới sự thỏa hiệp để cả 2 cùng cảm thấy thoải mái
đang được dịch, vui lòng đợi..
